Subject: Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960
của Nhà báo Pháp.
Nhà báo Pháp François Sully
đã ghi lại cuộc sống của người dân Sài Gòn cách đây nửa thế kỷ qua một bộ ảnh.
François
Sully được biết đến là một Nhà báo Pháp nổi tiếng trong chiến tranh tại Việt
Nam, và đã dành 24 năm làm việc tại Đông Dương.
Vào
những năm 1960, ông tới Sài Gòn với mong muốn ghi lại một cách chân thực cuộc sống
của người dân nơi đây, từ giao thông, cơ sở vật chất, cho tới con người, trang
phục...
Bức ảnh
này được ông chụp ở trước rạp Rex vào tháng 3/1964.
Cảnh
giao thông trên một con đường ở ngoại ô Sài Gòn vào mùa hè năm 1964.
Góc
đường Sài Gòn trong mưa vào mùa Thu năm 1964.
Người
dân trên đường vào tháng 1/1966, cũng là dịp Tết Nguyên đán. Ảnh được chụp tại
bên hông chợ Bến Thành bây giờ.
Chợ
hoa ở trung tâm thành phố năm 1966.
Người
dân xếp hàng trước quầy bán vé của hãng Air Vietnam (là hãng Hàng không thương
mại duy nhất của Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975), có trụ sở ở quận 1. Năm
1974, hãng này có một chiếc máy bay được thuê từ Air France, số hiệu B747-200.
Trên ảnh
là khung cảnh giữa trưa Sài Gòn trên Boulevard Bonard hay Đại lộ Lê Lợi năm
1969.
Từ
năm 1955 đến nay, đường này vẫn mang tên Lê Lợi và được mệnh danh là con đường
thương mại vì có nhiều cửa hàng, thương hiệu lớn.
Trong
hình là chùa Xá Lợi được Sully chụp vào tháng 3/1964. Đây là một trong số những
ngôi chùa đầu tiên của Sài Gòn được xây dựng theo lối kiến trúc mới: Chính điện
của chùa chỉ đặt một tượng Phật chứ không thờ nhiều tượng. Chùa nằm ở góc đường
Bà Huyện Thanh Quan, quận 3.
Không
chỉ chụp ảnh ở trung tâm, Sully cũng tới các vùng ngoại ô để chụp. Trong hình
là một nhóm người đang cùng nhau đi xe tới hội làng vào tháng 6/1968.
Trước
khi làm Nhà báo, Sully từng có thời gian làm nông dân và trồng trà. Năm 1947,
ông gia nhập Sud-Est Asiatique, một Tạp chí Pháp hiện đã đình bản và làm
việc đến năm 1953. Sau đó, ông hợp tác với tờ Time và được giao nhiệm vụ
đưa tin trong trận Điện Biên Phủ.
Năm
1959, Sully gia nhập United Press International (Hiệp hội Báo chí Quốc tế -
UPI). Ông viết các bài báo cho tạp chí Time. Ảnh của ông cũng được
đăng trên tờ Black Star cho đến khi ông làm việc cho Newsweek
vào đầu năm 1961.
Khi
chuyến bay về phía Tây Campuchia cất cánh từ đường bay Tây Ninh vào tháng
2/1971 gặp nạn, chỉ một mình Sully nhảy ra khỏi ghế ngồi và rơi xuống đất từ độ
cao 23 m. Tất cả hành khách có mặt trên chuyến bay đó đều tử nạn, riêng Sully sống
sót. Tuy nhiên, ông bị thương nặng, và qua đời vào mùa Thu tại bệnh viện Long
Bình, theo Time.
Sau
đó, ông được chôn cất tại Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn. Khi qua đời, ông
để lại một số tiền cho trẻ mồ côi tại Việt Nam.
Hết.
Subject:
Nghề nghiệp ngày xưa qua hình ảnh.
Nghề nghiệp ngày xưa qua hình ảnh.
Hầu hết những bức ảnh này được chụp vào cuối
thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hầu như chúng không còn bản quyền, không rõ ai là Tác
giả. Những thước ảnh quý giá này đang được lưu truyền rất nhiều trên mạng xã
hội, giúp cho giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa
của ông cha ta.
Một quán bán đồ ăn dạo.
Những sạp đồ gốm ở ven đường tại Hà Nội xưa.
Gốm được bày bán chủ yếu là bình, chậu hoa, chum, chĩnh,…
Gánh trầu cau bán dạo.
Ăn trầu là một tục lâu đời của người Việt, có
từ thời Hùng Vương. Hình ảnh phụ nữ Việt với bộ răng đen nhánh đã gắn liền với
lịch sử của dân tộc. Nhai trầu vừa giúp thơm miệng, vừa là một biện pháp để bảo
vệ răng của người xưa.
Lấy ráy tai dạo tại Hà Nội. Chỉ cần một que sắt
và một chiếc ghế đẩu, người đàn ông này đã có thể hành nghề.
Hớt tóc dạo ở Sài Gòn xưa.
Thợ mộc đang xẻ gỗ ở một xưởng mộc.
Một thiếu phụ bên khung dệt.
Một người làm nghề thu tiền với cuốn sổ ghi
chép trên tay.
Những người thợ trong một xưởng làm giấy. Thời
xưa, giấy được làm từ vỏ cây, ngâm, giã, ép,... qua nhiều công đoạn.
Người thợ săn tại Nam Kỳ xưa với vũ khí tự chế.
Một gánh phở rong. Người bán hàng gánh cả bếp
lò, nồi nước sôi đi khắp nơi.
Một Họa sĩ ở làng tranh dân gian Hàng Trống.
Xưởng thợ rèn làm từ căn nhà tranh.
Dàn nhạc biểu diễn ở Nam Kỳ.
... và ở Hà Nội xưa.
Đoàn xe chở thư từ Sài Gòn về Cần Thơ.
Một xe đưa thư từ Sài Gòn - Tây Ninh.
Trái với hình ảnh hiện đại bên trên, một toán
vận chuyển thư và bưu chính bằng chân.
Họ nghỉ qua đêm trong rừng ở một chỗ trú chân
đơn giản.
Một phụ nữ hành nghề thầy bói ở chợ. Bức ảnh được
chụp vào năm 1921. Ngày xưa, có rất nhiều người mù hành nghề thầy bói, họ
thường đeo kính đen hoặc dùng mạng che mặt.
Cửa hàng bán đồ đồng thau ở Bắc Kỳ xưa, với đủ
loại vật dụng: lư hương, mâm, nồi, chảo, ấm,...
Nghề đan nón rơm.
Thợ khảm tại Bắc Kỳ ngày xưa.
Thợ làm mành.
Ngày xưa, mành được sử dụng để ngăn nắng mưa,
gió bụi, chống côn trùng. Mành thường được làm từ tre, trúc, cỏ lau,…
Một cửa hiệu sửa và bán dép làm thủ công.
Lớp dạy nghề khảm ở trường dạy nghề Hà Nội.
Một người đàn ông đan phên trên phố Hàng Mành.
Phên được đan từ tre, nứa, thường được dùng để ngăn phòng, hoặc che cửa,…
Một cụ già làm nghề in tranh.
Ở các làng tranh dân gian, người ta dùng các
bản in có sẵn để tạo nên các bức tranh. Thợ in phải in từng loại màu, phơi khô
rồi mới tiếp tục in màu khác. Khi in phải ấn bản in đều tay, để màu đều, không
bị loang làm mờ đường nét.
Một nhà làm lọng. Nghề làm lọng của nước ta bắt
đầu từ thời nhà Lê. Lọng là dụng cụ thường dùng cho các Quan lại và Vua Chúa,
hoặc được sử dụng trong đình, chùa,…
Những người thợ đang làm công đoạn phơi da.
Một cửa hàng bán cân tiểu ly. Ngày xưa, người
ta thường dùng loại cân tiểu ly đơn giản, được làm thủ công. Một đầu là đĩa
cân, một đầu là cán khắc vạch nhỏ với quả cân. Loại cân này khó đọc và cho sai
số cao.
Người bán trứng, chụp ở Bắc kỳ năm 1904.
Thợ đan mây tre.
Hết.
.
__._,_.___
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks your Comment