Dung nghe nhung gi VC noi
Hay lam nhung gi VC so
On Monday, March 17, 2014 7:29 PM, Đỗ Thị Kim Loan wrote:
Tìm hiểu quá trình xây tượng
Nữ thần Tự do
Gương mặt bức tượng nổi tiếng nhất nước Mỹ được
lấy nguyên mẫu từ mẹ của tác giả thiết kế bức tượng.
Trong mắt những người nhập cư đến “xứ sở cờ hoa” – vùng đất hứa của mọi người, bức tượng Nữ thần Tự do là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt họ. Bức tượng thời ấy là ý tưởng ban đầu của một chính trị gia người Pháp Edouard Laboulaye. Ông cũng là người hỗ trợ cho công trình này được khởi công cũng như vận động tài chính xây dựng bức tượng.
Nhà điêu khắc trẻ người Pháp Frédéric-Auguste Bartholdi đảm nhiệm
thiết kế công trình. Tham vọng ban đầu của ông là tái hiện tượng Thần mặt trời
Helios khổng lồ từng canh gác đảo Rhodes của Hy Lạp. Không ít người bất ngờ khi
biết rằng gương mặt của bức tượng được mô phỏng theo gương mặt thân mẫu tác
giả. Trong khi đó, dáng điệu bức tượng lấy cảm hứng từ người vợ của ông, Jeanne
de Pusieux.
Công việc được tiến hành tại xưởng đúc Gaget,
Gauthier Company. Eugene Viollet-le-Duc, thầy của Bartholdi, là người có công
đầu trong việc thiết kế phần đầu và tay của bức tượng. Ông này đã mất vào năm
1879 khi công trình còn dang dở. Đảm nhiệm thay thế về kết cấu khung sắt cho
công trình là kỹ sư Alexandre-Gustave Eiffel, người sau này nổi tiếng thế
giới với công trình tháp Eiffel – niềm tự hào của nước Pháp.
Trong bản thiết kế của Eiffel, đây là một trong những công
trình đầu tiên sử dụng kĩ thuật xây dựng mới: phần vỏ không phải nơi chịu tải
trọng, mà thay vào đó là một khung sắt bên trong. Những tấm đồng tạo hình theo
phương pháp “repousse”, được hàn vào một khung bốn cây sắt 30 mét làm lõi (thay
vì bằng gạch như trước đây) nhằm làm tăng độ linh động của thân tượng nếu có
gió bão ở cửa biển. Những thanh sắt lớn nối khung sắt ngoài và một cây cột
trung tâm nhằm tăng độ vững chắc cũng như tạo điều kiện cho kim loại có không
gian giãn nở khi nhiệt độ tăng.
Trong quá trình xây dựng, từng
phần nhỏ của bức tượng được đem đi triển lãm tại các công viên và hội chợ nhằm
gây quỹ hoàn thiện công trình. Khoảng thời gian từ 1875 – 1880, số tiền quyên
góp được lên đến 400.000 francs.
Trong khi nước Pháp đảm nhiệm
phần đúc tượng, thì nước Mỹ nhận phần xây bệ tượng. Kiến trúc sư người Mỹ
Richard Morris Hunt đảm nhận trọng trách này. Tuy nhiên, do tình hình chính trị
có diễn biến phức tạp, mãi đến năm 1877, Quốc hội Mỹ mới thông qua quyết định
nhận Nữ thần Tự do như một món quà của tình hữu nghị từ nước Pháp, nhân dịp kỷ
niệm 100 năm ngày độc lập của Mỹ.
Chín năm kể từ khi bắt đầu,
đến năm 1884, công trình đồ sộ này mới được hoàn thành. Sau đó, khối sắt khổng
lồ này được “cắt nhỏ” thành 214 thùng hàng để vận chuyển từ Pháp đến Mỹ. Ban
đầu, nếu giữ nguyên thiết kế của Viollet-le-Duc, người ta chỉ có thể đem từng
thành phần “vỏ” và “ruột” đến Mỹ chờ hàn nối lại.
Còn với thiết kế mới của
Eiffel, từng phần “đầu”, “thân”, “tay”, “chân” của Nữ thần được hoàn thiện sẵn
và chỉ còn việc lắp ráp khi đến nơi. 300.000 chiếc đinh tán được sử dụng để
hoàn thành công trình này.
Trước đó, đích thân kiến trúc sư Bartholdi đã
đến Mỹ trước để bàn bạc với tổng thống Mỹ Ulysses Grant về vị trí đặt bức tượng
này. Vị trí đầu tiên được đề nghị là đảo Bedloe, một nơi thuận tiện để mọi tàu
thuyền đi ngang hải cảng New York đều nhìn thấy. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ cho
rằng việc trưng dụng hòn đảo này chỉ để đặt tượng là một điều phung phí. Vì
vậy, vị trí cuối cùng được thống nhất là một hòn đảo nhỏ nhìn về cảng của thành
phố New York. Ngày nay, hòn đảo này được biết đến với cái tên Liberty.
Vương miện của Nữ thần Tự do
có bảy tia sáng, tượng trưng cho bảy đại dương và bảy lục địa, hàm ý rằng tự do
sẽ trải rộng khắp thế giới. Trong khi đó, tay trái nàng cầm bản Tuyên ngôn Độc
lập, tay phải cầm ngọn đuốc hàm ý sự khai sáng, tiến bộ. Nhìn chung, hình mẫu
trong thiết kế của Bartholdi hướng về một người phụ nữ cổ điển. Các chi tiết
trên thân tối giản và gọn gàng, chỉ có vài điểm nhấn trên tay, để đạt được vẻ
uy nghi toàn thể.
Ngày 28/10/1886, món quà của
nước Pháp được chính thức trao tặng cho nhân dân Mỹ. Trải qua 125 năm, bức
tượng Nữ thần Tự do vẫn đứng vững chãi nơi ấy với lời chúc cho sự tự do và hòa
bình trên thế giới.
Tượng Nữ thần Tự do hiện nay ở đảo Liberty tại cảng New York
(theo Times magazine's trích
dịch by HA)
From: "
To:
Sent: Thursday, March 20, 2014 5:00 AM
Subject: Lịch sử và các bí mật của Tượng Nữ thần Tự do
To:
Sent: Thursday, March 20, 2014 5:00 AM
Subject: Lịch sử và các bí mật của Tượng Nữ thần Tự do
Lịch sử và các bí mật của
Tượng Nữ thần Tự do
Sau khi trận siêu bão Sandy tràn qua New York hồi năm
ngoái, nó đã gây thiệt hại cho rất nhiều công trình lớn của thành phố, trong đó
có tượng Nữ thần Tự do, khiến tượng phải đóng cửa trong 8 tháng liền để sửa
chữa. Và đến ngày 04/07/2013 vừa qua, tượng Nữ thần Tự do đã mở cửa trở lại để
đón khách tham quan.
Tượng Nữ thần Tự do không chỉ là một biểu tượng riêng
của thành phố New York, mà nó còn là biểu tượng của nước Mỹ. Bức tượng cao 46m
này là một quà tặng của người Pháp dành cho nước Mỹ vào năm 1886. Trước đây,
tượng cũng đã nhiều lần bị đóng cửa vì lý do sửa chữa và an ninh. Nhân dịp này
cũng xin giới thiệu đến các bạn một số hình ảnh bên ngoài và trong của tượng Nữ
thần Tự do trong suốt hơn 130 lịch sử, từ khi tượng được khởi tạo cho đến ngày
nay.
Một góc chụp cận cảnh tượng Nữ thần Tự do, khi đảo Tự
do mở cửa trở lại lần đầu tiên cho khách tham quan vào ngày 04/07/2013 kể từ
sau khi trận siêu bão Sandy tàn phá New York. Tượng Nữ thần Tự do là một trong
những biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ.
Năm 1875, một bức ảnh chụp quá trình làm cánh tay của
tượng Nữ thần Tự do trong một xưởng điêu khắc ở Paris. Được thiết kế bởi
Frederic Auguste Bartholdi, bức tượng này là quà tặng nước Mỹ của nhân dân
Pháp.
Ảnh trái: Phần bàn tay và ngọn đuốc đang được thực
hiện tại một xưởng điêu khắc ở Paris vào khoảng năm 1875. Bên phải: Phần đầu
của tượng Nữ thần Tự do đang được hoàn thiện vào khoảng năm 1880.
Các công nhân đang làm tượng Nữ thần
Tự do bên trong xưởng điêu khắc của Bartholdi, mùa Đông năm 1882.
Tượng Nữ thần Tự do vươn cao trên bầu
trời Paris vào năm 1884, bên ngoài xưởng của Bartholdi.
Lễ khánh thành tượng Nữ thần Tự do, "Tự do chiếu
sáng thế giới", tại cảng New York, 28/10/1886. Buổi lễ này do tổng thống
Grover Cleveland chủ trì, với sự góp mặt của quân đội và hải quân.
Tượng Nữ thần Tự do, nhìn từ đảo
Ellis, từ góc nhìn của một cậu bé và cha mẹ của em, khoảng năm 1930.
Con tàu Queen Mary đi ngang qua tượng
Nữ thần Tự do khi nó đang tiến vào New York sau khi hoàn thành chuyến hành
trình đầu tiên đến nước Mỹ, 01/06/1936.
Khách du lịch xem những dòng chữ viết bên trong vương
miện trên đỉnh đầu của Nữ thần Tự do, 04/08/1946. Rất nhiều du khách đã lưu lại
những thông điệp để đánh dấu rằng họ đã đến New York.
Khách du lịch ngó đầu ra ở bên dưới
chiếc vương miện của tượng Nữ thần Tự do tại cảng New York, 26/10/1946.
Những chiếc tàu chiến đi trên sông
Hudson ngang qua toà tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới, 03/07/1976.
Khách du lịch nhìn ra bên ngoài qua
các cửa sổ nhỏ trên vương miện của tượng Nữ thần Tự do, tại New York,
07/09/1976.
Những con thuyền nhỏ đậu quanh tượng
Nữ thần Tự do trong lúc tượng đang được sửa chữa với nhiều giàn giáo xung
quanh, 04/07/1984.
Ảnh chụp cận cảnh bàn chân phải của
tượng Nữ thần Tự do, cho thấy những lỗ đinh, 1984.
Bên trong bàn chân phải cho thấy
những thanh thép giằng những ngón chân, tháng 02/1984.
Hệ thống thanh thép giằng phần áo của
bức tượng, tháng 02/1984.
Một người thợ ló đầu ra các cửa sổ
trên vương miện của tượng Nữ thần Tự do trong lúc trùng tu, 04/04/1985.
Hệ thống thang xoắn bên trong khung
thép chính của bức tượng, 1988.
Ngọn lửa cũ kỹ và phần ngọn đuốc nhìn
từ phía Đông, cùng với cảng New York, đảo Ellis và vùng hạ Manhattan.
Một người thợ đang chỉnh sửa phần ngọn lửa của tượng
Nữ thần Tự do tại xưởng trên đảo Liberty, New York, 16/12/1984. Ngọn lửa được
hạ xuống và để trên một bệ đỡ để chỉnh sửa trước khi chuyển đến California.
Ngọn lửa mới được mạ vàng,
31/10/1985.
Ngọn lửa mới đang được lắp đặt lên
đúng vị trí của nó, 1985.
Tượng Nữ thần Tự do sau khi mới được
làm mới, với toà tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới ở phía sau,
20/05/1986.
Bà Nancy Reagan cùng với Kristeen Reft, 9 tuổi, trái
và Laurence Honore đến từ Pháp, vẫy tay chào từ vương miện của tượng Nữ thần Tự
do trong buổi lễ nhân dịp tượng được mở cửa trở lại, 05/07/1986.
Pháo hoa nổ tung trên các toà nhà cao
tầng ở hạ Manhattan trong ngày quốc khánh Mỹ, 04/07/2000.
Ngày 11/09/2001, những đám khói đen
nghịt bốc lên trời từ khu vực phía sau tượng Nữ thần Tự do, nơi toà tháp đôi
của Trung tâm thương mại thế giới bị tấn công.
Hai luồng sáng tưởng niệm vụ tấn công
khủng bố 11/09/2001 - "Tribute in Light" phía sau tượng Nữ thần Tự
do, 11/03/2002.
Bên trong khu vực vương miện của
tượng Nữ thần Tự do, 02/06/2009 ở cảng New York.
Một phần cánh tay phải của tượng Nữ
thần Tự do nhìn từ vương miện của bức tượng, 20/05/2009.
Tàu con thoi Enterprise nằm bên trên
chiếc máy bay chuyên dụng Boeing 747 bay ở gần tượng Nữ thần Tự do và các toà
nhà cao tầng ở Manhattan, 27/04/2012.
Ảnh chụp Nữ thần Tự do từ ngọn lửa
trên tay của tượng, trong một bão lớn, 29/10/2011.
Một cầu tàu bị hư hỏng nặng, gần
tượng Nữ thần Tự do, vẫn đóng cửa sau sáu tuần khi cơn bão Sandy tràn qua New
York, 13/12/2012.
Tượng Nữ thần Tự do và các toà nhà
cao tầng ở hạ Manhattan, 26/10/2006.
Một con gái lam dáng cho bố chụp ảnh
khi họ đến tham quan tượng Nữ thần Tự do lúc tượng mở cửa trở lại vào ngày
04/07/2013.
Mặt trời lặn phía sau tượng Nữ thần
Tự do ở New York, 26/05/2013.
====================================
Sự tha thứ cao thượng
Bức ảnh đáng kinh ngạc này đã ghi lại thời
khắc cuối cùng trong sự nghiệp thi đấu của đấu sĩ Matador Torero Alvaro Munera.
Giữa "trận đấu" dở dang, anh suy sụp
vì hối hận khi nhận ra rằng mình không thể ép buộc con thú hiền lành kia chống
trả. Dù phải chịu đựng nhiều vết thương đau đớn, con bò tót - với máu nhỏ giọt
trên mõm và thanh kiếm găm trên mạng sườn - vẫn một mực không chịu tấn công đối
phương.
Sau trận đấu, đấu sĩ Torero Munera đã trả lời
phỏng vấn rằng:
"...Rồi đột nhiên, tôi nhìn con bò tót.
Nó có đôi mắt ngây thơ, như mọi con vật, và đang nhìn tôi bằng ánh mắt tha thứ.
Một tiếng khóc than cho công lý dường như đang vang vọng sâu thẳm bên trong
tôi. Tôi thấy mình như thứ rác rưởi tồi tệ nhất trên trái đất."
====================================
|
- Học Khôn
- Ải Nam Quan - Chu Tất
Tiến
www.ducme.tv -
Tin Công giáo thế giới - 17.03.2014
www.ducme.tv Lời
sống hôm nay - Nói mà không làm - 18.03.2014
* Swimming Show
Clip vẽ tranh cát em bé mồ côi khiến dân mạng rơi nước mắt
8 loại thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ của bạn
Chim Công ở Los Angeles, CALIFORNIA
PHONG TỤC UỐNG MÁU ĐỘNG VẬT
No comments:
Post a Comment
Thanks your Comment