Monday, February 20, 2017

Fw: Chuyện dài Saigon...thân yêu.....

BMH
Washington, D.C
Thưa Quý Vị, Quý NT và CH....

A.- Như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng nói ' Đất nước còn thì còn tất cả.' Sau ngày 30-4-1975, quê hương Miền Nam thân yêu rơi vào tay giặc thù phương bắc, thì con dân Việt Nam Cộng Hòa đã mất tất cả..
Thêm vào đó với tâm địa nhỏ nhoi, thù hận, bọn vẹm không muốn những hình ảnh thân thương của miền Nam tồn tại, nên bằng mọi cách, mọi lý do, chúng lần lượt phá hủy những di tích, dinh thự lịch sử của Saigon...
Để mai đây, người Saigon về lại Saigon, không còn tìm lại được hình ảnh thành phố thân yêu của những tháng năm xưa... >:O
Điển hình hai trường hợp dưới đây..
Xin mời Qúy Vị theo dõi hai bài viết và hình ảnh việc phá hủy cầu Nhị Thiên Đường Chợ Cũ Saigon...




B.- Thưa Quý Vị, Quý NT và CH......

Tôi tin chắc rằng những ân nhân, những tấm lòng vàng này..
phải là Con, Dân, Cháu, Chắt, Hậu Duệ của Việt Nam Cộng Hòa... 

Vì chỉ có người dân Miền Nam,
may mắn sống dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa (dù ngắn ngủi),
đã được hun đúc, giáo dục trong tinh thần dân tộc, nhân bản,
nên mới có được những tấm lòng nhân hậu như thế..

  Tôi, mãi mãi hãnh diện là con dân Việt Nam Cộng Hòa...


BMH
Washington, D.C

 Tấm lòng Người Saigon
Những hình ảnh động lòng người giữa Sài Gòn phồn hoa
Sài Gòn mộc mạc, chân tình, Sài Gòn tử tế, bao dung. Sài Gòn phóng khoáng, sòng phẳng, không quan trọng hình thức. Sài Gòn nóng nực, chen chúc, xô bồ nhưng chẳng bao giờ hết dễ thương cả!

Nhìn những hình ảnh này, ai bảo người Sài Gòn đông đúc mà vô tình chứ?


Những hình ảnh động lòng người giữa Sài Gòn phồn hoa
 
Lời nhắc nhở cho các phương tiện hay những người đi bộ vì đã có một số người từng trượt chân

ngã ở đoạn này.


Những hình ảnh động lòng người giữa Sài Gòn phồn hoa
 
Vì sợ cô lao công có thể bị đứt tay khi cầm phải mảnh thủy tinh, một bạn trẻ ở Sài Gòn đã dán mẩu

giấy lên túi rác kèm lời nhắn hết sức dễ thương và chan chứa sự quan tâm: "Cô ơi, trong túi có

miễng chai, cô cẩn thận!". Dòng chữ ngay ngắn với lời nhắn dễ thương này có lẽ sẽ khiến những

người lao công cảm thấy vui vẻ hơn vì nhận được sự quan tâm từ mọi người.


Những hình ảnh động lòng người giữa Sài Gòn phồn hoa
 
"Mình bị rớt ví lúc gửi xe khi đi dự triển lãm tại 1 trường đại học, lúc đó mình không hay biết gì luôn,

đến khi xuống lấy xe đi về thì thấy xe mình bị đẩy ra một góc khác biệt với các xe còn lại, còn trên xe

thì đính kèm tờ giấy này đây", người mất ví chia sẻ câu chuyện dễ thương của mình.


Những hình ảnh động lòng người giữa Sài Gòn phồn hoa
 
Bánh mỳ miễn phí cho người lao động nghèo. Chiếc tủ kính được đặt trên vỉa hè, chứa đầy những ổ

bánh mỳ dành cho tất cả những ai đang đói lòng đặt ở ngã tư Hàng Xanh, Saigon. 


Những hình ảnh động lòng người giữa Sài Gòn phồn hoa
 
Đã nhiều năm qua, người đi đường quá quen thuộc với hình ảnh ông Tư bê bình nước trà đá ghi

dòng chữ "Nước uống miễn phí" đặt trên một chân đế bằng sắt, kê ngay ở trạm xe buýt trên đường

Võ Văn Tần, quận 3. Những lúc khát nước, người dân có thể ghé qua đây thưởng thức ly trà mát

lạnh


Những hình ảnh động lòng người giữa Sài Gòn phồn hoa
 
Tháng 5/2016, ở trước số nhà 1545 đường Nguyễn Hoàng (phường An Phú, quận 2) xuất hiện một

"cửa hàng" quần áo di động, với tấm bảng in chữ đỏ to oành: "Quần áo từ thiện (miễn phí)". Bên

dưới là dòng chú thích viết tay ghi lại thời gian "mở cửa" là trong hai ngày thứ 4 và thứ 7. Chú Ba là

tên gọi thân mật của chủ nhân "cửa hàng" dễ thương này. Cũng như những người tốtthầm lặng

trước đó ở Sài Gòn, họ luôn giấu mặt và tên tuổi, rất ngại xuất hiện trên truyền thông vì cho rằng

hành động của mình cũng... thường thôi, cần gì phô trương!


Những hình ảnh động lòng người giữa Sài Gòn phồn hoa
 
Nơi đây nhận sửa các loại mũ bảo hiểm cho người chạy xe ôm vì đặc thù công việc của họ là luôn

cần tới những chiếc mũ. Để giúp cho nhiều người ngại không dám vào, chủ nhân của gian hàng này

đã viết thêm dòng chữ "Bà con đừng ngại" khiến nhiều người cảm thấy ấm áp


Những hình ảnh động lòng người giữa Sài Gòn phồn hoa
 
Ở Sài Gòn có một quầy bơm vá và sửa xe miễn phí cho người khuyết tật. Hành động ý nghĩa và

chân tình này khiến nhiều người cảm thấy biết ơn.
************************





Cầu Nhị Thiên Đường 1, quận 8, TP HCM dự kiến được phá dỡ trong 49 ngày để tiến hành xây cầu mới. Cầu mới được xây vẫn giữ kiến trúc cổ xưa của cây cầu gần 100 tuổi này.
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 1
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 2
Để “giải cứu” cầu Nhị Thiên Đường 2 khỏi kẹt xe, các cơ quan chức năng đã điều chỉnh lắp dải phân cách mở rộng làn đường trên cầu, đồng thời gấp rút phá dỡ cầu Nhị Thiên Đường 1 gần 100 tuổi, nhằm sớm xây lại cầu mới.
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 3
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 4
Theo Sở GTVT TPHCM, dải phân cách di động này được đưa vào sử dụng vào ngày 23/2 tới đây. Dải phân cách này sẽ được điều chỉnh mở rộng làn đường vào buổi sáng có đông xe từ hướng quận 8 (TPHCM) đi vào trung tâm. Buổi chiều thì mở rộng làn đường cho xe từ trung tâm thành phố ra quận 8. Ảnh Việt Văn
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 5
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 6
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng kẹt xe khu vực cầu Nhị Thiên Đường 2 khi phá dỡ cầu Nhị Thiên Đường 1, lực lượng chức năng gồm CSGT, dân quân, thanh niên xung phong,…thường xuyên chốt chặn, điều tiết giao thông đi qua khu vực này ở các khung giờ cao điểm. Ảnh Việt Văn
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 7
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 8
Theo ghi nhận, những ngày qua, các đơn vị chức năng đang gấp rút phá dỡ cầu Nhị Thiên Đường 1 để xây cầu mới. Ảnh Việt Văn
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 9
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 10
Cầu mới được xây dựng cạnh cầu Nhị Thiên Đường 2 hiện hữu, có khoảng cách giữa mép ngoài lan can của hai cây cầu cách nhau 2m. Tổng mức đầu tư khoảng 163,3 tỷ đồng, hoàn thành trong 10 tháng. Ảnh Việt Văn
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 11
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 12
Kiểu dáng, kết cấu của công trình cầu mới này tương tự như cầu Nhị Thiên Đường 2. Cầu mới được xây dài 161m, rộng 12m cho phép xe siêu trường siêu trọng lưu thông qua cầu. Ảnh Việt Văn
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 13
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 14
Tuy nhiên, một số chi tiết kiến trúc cũ như lan can, cột đèn chiếu sáng… vẫn được nghiên cứu đưa vào phương án thiết kế mới để ghi lại một giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển thành phố. Bởi cầu Nhị Thiên Đường 1 được xây dựng từ năm 1925, hiện nay xuống cấp nghiêm trọng nên cần được thay thế. Ảnh Việt Văn
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 15
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 16
Can canh pha do cay cau gan 100 tuoi o Sai Gon - Anh 17
Các công nhân gấp rút phá dỡ các kết cấu của cây cầu Nhị Thiên Đường 1 chiều 15/2. Ảnh Việt Văn
Văn Minh

Posted by: Hien Do <>       





BMH
Washington, D.C

CÁI TẾT CUỐI CÙNG CỦA CHỢ CŨ

TÔN THẤT ĐẠM SÀI GÒN

Video clip ở dưới:

Cái Tết cuối cùng của Chợ Cũ Sài Gòn

                   





Mai này, người Sài Gòn có thể chỉ còn biết đến cái tên Chợ Cũ qua tác phẩm của Vương Hồng Sển hay một vài tư liệu nào đó về Sài Gòn xưa.
Sau Tết Đinh Dậu, Chợ Cũ Tôn Thất Đạm sẽ bị giải toả trắng. Phiên chợ Tết cuối cùng chứa đựng nhiều lưu luyến, không chỉ bởi đồ ở Chợ Cũ xưa nay nổi tiếng ngon nhất xứ, mà còn vì chợ đi cùng đời sống thăng trầm của những người vào đất phương nam lập nghiệp từ trăm năm trước.

Chợ Cũ thời vang bóng

Cái tên Chợ Cũ đã được học giả Vương Hồng Sển nhắc tới ngay ở phần tựa của tác phẩm “Sài Gòn năm xưa” (năm 1960). Nhưng đoạn ký ức về Chợ Cũ của Vương Hồng Sển có từ những năm 1919, năm mà người cha đưa ông lên Sài Gòn học trường lớn.
Học giả Vương Hồng Sển viết: “Con bắt đầu nếm mùi cháo cá Chợ Cũ, hủ tíu Chợ Mới, xem hát thì Chùa Bà Chợ Lớn, nhai thịt bò kho thằng Lù, có năm cắc leo chuồng gà ngồi coi hát Tây, và cảnh không còn gặp nữa là: bữa bữa hai cha con thượng cao lâu ăn cơm xá xíu”.

Chợ Cũ năm 1968. Ảnh tư liệu.
Chợ Cũ năm 1968. Ảnh tư liệu.

Không chỉ có cháo cá, Chợ Cũ còn nổi tiếng bởi cà phê dĩa, cơm thố của những đầu bếp người Hoa di cư. Ngày nay, vẫn còn một tiệm cơm thố ở số 67 Tôn Thất Đạm, với những món ngon nức tiếng như hầm vĩ chưng hột vịt, sườn xào chua ngọt, gà tiềm thuốc bắc…
Ít ai biết, Chợ Cũ đã từng mang cái tên Bến Thành. Đó là một khu chợ sầm uất nằm ven kênh Thị Vải, nối sông Sài Gòn với khu vực buôn bán trù phú của các doanh nhân người Hoa, người Ấn Độ. Ngang hông bên phải chợ là đường Ngô Đức Kế ngày nay, còn hông bên trái là đường Hải Triều.

Ga trạm tramway ở Sài Gòn (trước cổng Chợ Cũ) đi Chợ Lớn. Đằng sau mái nhà là các gian hàng ở Chợ Cũ. Ảnh chụp lại từ cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người.

Ga trạm tramway ở Sài Gòn (trước cổng Chợ Cũ) đi Chợ Lớn. Đằng sau mái nhà là các gian hàng ở Chợ Cũ. Ảnh chụp lại từ cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người.

Tờ Le Monde Illustré năm 1864 có tả về Chợ Cũ: “Các mặt hàng chính mà người ta tìm thấy ở chợ Sài Gòn bao gồm ngũ cốc, rau quả đủ các loại, gạo, đường, dứa, trà, hạt tiêu, dừa và đủ tất cả các loại trái cây của vùng nhiệt đới”.
Theo tác giả Nguyễn Đức Hiệp trong cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, kênh Chợ Vải được lấp vào năm 1887. Lý do chính để lấp kênh là vì vấn đề vệ sinh và y tế.
Trước đó, việc lấp kênh Chợ Vải gặp phải sự chống đối từ các nhà buôn bán kinh doanh dọc hai bên bờ kênh, vốn sống nhờ hàng hoá di chuyển bằng ghe thuyền, nên mãi đến năm 1887 kênh mới thật sự được lấp. Đại lộ mới được đặt tên là Charner, sau này là phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Chợ Cũ nhìn về hướng bến Bạch Đằng. Ảnh chụp lại từ cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người.

Chợ Cũ nhìn về hướng bến Bạch Đằng. Ảnh chụp lại từ cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người.
Cùng với sự biến mất của kênh Chợ Vải, khu Chợ Cũ cũng bị phá đi để xây toà nhà ngân khố mới thay thế toà ngân khố cũ trên đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi). Chợ Mới (chợ Bến Thành ngày nay) được xây dựng cách đó không xa, dường như đã đặt một dấu chấm hết cho thời kỳ hoàng kim của Chợ Cũ.

Buồn vui, sướng khổ với Chợ Cũ

Nhưng Chợ Cũ vẫn sống dù không phải bằng vẻ rạng rỡ của cột gạch, lợp ngói thuở nào. Đó là những cây dù, những sạp hàng trông như cái chòi dựng trên vỉa hè đường Tôn Thất Đạm sau này. Và danh tiếng chợ của đồ ăn ngon, cá tôm rươi rói thì vẫn còn.
Một sáng cuối năm, bà Lương Ý (hơn 80 tuổi) cặm cụi tại gian hàng nhỏ ở Chợ Cũ. Sạp hàng này đã nuôi lớn nhiều thế hệ trong gia đình bà. Bà Lương Ý là một trong số những người gốc Hoa gắn bó đời mình với khu chợ vỉa hè lâu đời này.

Ngày và đêm trong suốt hơn 80 năm cuộc đời của bà cụ Lương Ý gắn bó với Chợ Cũ. Ảnh: Bùi Thư.

Ngày và đêm trong suốt hơn 80 năm cuộc đời của bà cụ Lương Ý gắn bó với Chợ Cũ. Ảnh: Bùi Thư.

“Tôi sinh ra bên Trung Quốc nhưng gia đình di cư sang đây từ ngày rất nhỏ. Còn nhớ hồi bé, tôi đã chạy quanh chợ bán hành, ngò”, bà Lương Ý nhớ lại.
Giờ bà vẫn bán hành ngò, dừa nạo cùng vài món đồ nhỏ nhỏ. Tay bà đã run, mắt kém hơn, gói đồ cho khách đã ra chiều lóng ngóng nhưng vẫn bám lấy sạp mà bán buôn qua ngày. Ngày và đêm của bà đều diễn ra ở Chợ Cũ. Đêm bà trải chiếu ngủ trước cửa ngân hàng. “Nhưng giờ người ta cũng sắp đuổi rồi”, bà bảo.
Hỏi bà nếu Chợ Cũ đóng cửa, bà sẽ đi đâu, bà nói mình già rồi, có thể sẽ về quê ở dưới Bình Dương để con cháu nuôi. “Nhưng sẽ nhớ Chợ Cũ lắm”, bà cười nhưng giọng cứ nghẹn lại.

Tết Đinh Dậu sẽ là cái Tết cuối cùng của ngôi chợ nhiều thăng trầm này. Ảnh: Bùi Thư.

Tết Đinh Dậu sẽ là cái Tết cuối cùng của ngôi chợ nhiều thăng trầm này. Ảnh: Bùi Thư.
Kế bên quầy hàng của bà Lương Ý là quầy tạp hoá của chị Đặng Giàu. Má chị đã bán ở đây 60 năm, rồi đến chị cũng đã hơn 30 năm. Đời bà ngoại đã bán hàng ở Chợ Cũ.
Trong ký ức của chị Giàu, chợ có từ lâu lắm rồi. Có trước khi chị 10 tuổi, thường ra Chợ Cũ phụ mẹ buôn bán. Chị nhớ chợ ngày xưa sầm uất hơn, tấp nập người mua kẻ bán, từ hàng khô đến đồ mỹ phẩm.
Với nhiều người, chợ là cuộc sống, là nghề được truyền lại từ đời bà ngoại. Đó là nguồn sống của những gia đình 3-4 thế hệ. “Chợ nhỏ nên mọi người ai cũng biết nhau. Biết bao nhiêu kỷ niệm gắn liền với Chợ Cũ ở góc Tôn Thất Đạm này”, chị Đặng Giàu chia sẻ.
Bốn thế hệ trong gia đình buôn bán ở Chợ Cũ. Bà Ngọc nói mình đã già, chỉ lo những cô con gái không biết đi về đâu sau khi chợ giải toả. Ảnh: Bùi Thư.

Bốn thế hệ trong gia đình buôn bán ở Chợ Cũ. Bà Ngọc nói mình đã già, chỉ lo những cô con gái không biết đi về đâu sau khi chợ giải toả. Ảnh: Bùi Thư.
Bà Vũ Thị Ngọc (73 tuổi) đã bán ở đây 40 năm, trước đó là mẹ và bà ngoại. Giờ đây, những cô con gái của bà Ngọc cũng bám lấy Chợ Cũ kiếm kế sinh nhai quanh sạp đậu hũ.
“Vui buồn, khổ sở cũng gắn với khu chợ này. Bà ngoại tôi bán ở đây từ lâu lắm rồi. Ngày xưa, Chợ Cũ sung túc lắm, nổi tiếng với đồ ăn ngon. Cá tôm từ dưới sống đưa lên tươi rói”, bà Ngọc hồi tưởng.
Sau Tết này, ngôi chợ trăm tuổi sẽ đóng lại cùng với những ký ức của một phần cư dân đô thị Sài Gòn. Có thể chỉ 5 năm nữa, người Sài Gòn chỉ còn biết đến cái tên Chợ Cũ qua tác phẩm của Vương Hồng Sển hay một vài tư liệu nào đó về Sài Gòn xưa.
Nhưng tiếng rao giữa lòng Sài Gòn cùng cái không khí kẻ mua người bán sầm uất, đậm màu xưa cổ ngay giữa trung tâm, xung quanh là những toà nhà chọc trời sẽ đi vào vùng ký ức của người xưa mỗi khi Tết đến…
Hà Hương – Bùi Thư/ Zing News

__._,_.___

Posted by: Bich Huyen <

No comments:

Post a Comment

Thanks your Comment

Popular Posts

My Blog List