Tuesday, June 11, 2013

Mời xem. Mây lạ


From: nguoiphuongnam <

Sent: Monday, June 10, 2013 11:13 PM
Subject: (CHÍNH NGHĨA): FW: Hình mây trời đẹp

 

 

Mời xem. Mây lạ

 

From:  Khánh Nguy?n

 

Mây Mammatus



Mây Manmatus, hay còn gọi nôm na là “mây gò bồng đảo”. Còn tại Việt Nam, dân gian ta gọi chúng là mây vảy rồng. Nó có tên gốc là Mammatocumulus, nghĩa là “những đám mây gập ghềnh” với nhiều bọng mây nhỏ tạo thành một mạng mây lơ lửng dày đặc trải rộng đến hàng trăm dặm, tồn tại trong khoảng 15 phút hoặc 1 tiếng đồng hồ.


Mỹ là quốc gia có thể quan sát hiện tượng này nhiều nhất. Những đám mây này thường xuất hiện khi có giông bão lớn kèm theo sấm sét trong những tháng thời tiết ấm nóng. Do khi xuất hiện mây mammatus, chuyển động của lớp không khí trở nên dữ dội nên các máy bay đều được khuyến cáo không nên hoạt động trong vùng thời tiết có nhiều mây này.
Mây dung tích Castelanus



Những đám mây có hình sứa này được hình thành bởi một khối không khí ẩm di chuyển rất nhanh từ dòng nước ấm của Đại Tây Dương sau đó bị mắc kẹt giữa hai lớp không khí khô. Phần đầu đám mây phình to ra giống hình dạng mình sứa trong khi đó phần “đuôi xúc tu” được tạo thành bởi những giọt nước mưa đang dần bốc hơi.

Mây hình cung


Dạng mây này có thể là kết quả từ sự hình thành của một đợt không khí lạnh hoặc một cơn giông sấm sét. Khi đó, luồng không khí lạnh sẽ làm độ ẩm trong không khí gia tăng, sau đó khí lạnh sẽ đạt đến điểm làm nó biến thành mây còn gọi là điểm sương.
Những đám mây này có hai loại chính:
1. Mây cuộn



Hiện tượng mây cuộn vào nhau thành một dải lớn lơ lửng vắt ngang bầu trời này hiếm khi xảy ra và quả là vô cùng kì thú nếu được tận mắt ngắm nhìn nó ngoài đời.



Một hiện tượng mây cuộn độc đáo khác thường khác có tên gọi là mây Morning Glory còn hiếm gặp hơn rất nhiều lần. Chúng là những đám mây cuộn với độ dài “khủng” trải dài tới hơn 1000 km với chiều cao từ 1 đến 2 km. Đi kèm với những cơn gió mạnh, mây Morning Glory có thể di chuyển với vận tốc 60 km/h.



2. Thềm mây (shelf cloud)



Điểm khác biệt lớn nhất của thềm mây với mây cuộn là nó gắn liền với những đám mây vũ tích mang bão đến. Nó cũng thường bị nhầm lẫn với hiện tượng mây tầng tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt khi mà thềm mây xuất hiện cùng với bão còn mây tầng xuất hiện khi bão đã tan.



Mây ngũ sắc



Mây ngũ sắc hay còn gọi là mây tầng bình lưu vùng cực (PSCs) do chúng được hình thành trong những tầng bình lưu vùng cực Đông, nơi có nhiệt độ thấp dưới -78°C . Chúng có ảnh hưởng xấu với tầng khí quyển khi góp phần tạo nên những lỗ thủng ở tầng ozone bằng việc hỗ trợ cho những phản ứng hóa học sản xuất ra clo, chất xúc tác làm phá hủy khí ozone.


Đây là hiện tượng cực kì hiếm gặp mà nếu gặp rồi thì chắc chắn đó sẽ khoảnh khắc mà bạn không bao giờ có thể quên được.
Mây dạ quang (Noctilucent cloud)



Công bằng mà nói thì mây dạ quang là một hiện tượng giống hình đám mây được hình thành ở tầng mây cao nhất trong bầu khí quyển từ 75 đến 85 km hay thậm chí là 100 km. Chúng cực kì hiếm gặp và đôi khi mờ nhạt đến mức chúng ta không thể nhận biết được.



Nhìn trong ảnh thì ánh sáng của chúng trông thật rực rỡ nhưng thực sự đó chỉ là ánh sáng của mặt trời được phản chiếu từ nửa kia của trái đất vào ban đêm mà thôi.



Mây nấm



Những đám mây với hình cây nấm này thực chất là kết quả của sự ngưng tụ khói, hơi nước hoặc những chất tương tự sau một vụ nổ hoặc phun trào núi lửa. Chúng thường được thấy từ những vụ nổ hạt nhân hay những vụ nổ lớn từ bất kì nguồn tự nhiên nào tạo nên đủ sức ép và điều kiện cho sự hình thành của những đám mây này.



Mây dạng thấu kính



Mây dạng thấu kính là những đám mây được hình thành dọc theo các dãy núi cao khi có những dòng không khí khô và ẩm bay ngang qua núi, bay lên cao và đạt đến điểm bão hòa, cô đọng lại thành mây. Chúng có hình dạng giống như những đĩa bay và thường bị nhầm với vật thể bay không xác định UFO.



Mây sóng Kelvin-Helmholtz


Mây có dạng sóng này rất hiếm thấy và chỉ tồn tại trong khoảng 1-2 phút rồi biến mất “không thấy tăm tích”. Chúng thường xuất hiện ở giữa lớp khí lạnh bên dưới và lớp khí nóng bên trên, khi lớp khí nóng di chuyển nhanh hơn sẽ tạo ra hiện tượng trượt giữa hai lớp khí, hình thành nên những đám mây dạng sóng “hiếm có khó tìm” này.

--

 

No comments:

Post a Comment

Thanks your Comment

Popular Posts

My Blog List