Tuesday, January 8, 2013

Chiêm bái chùa tháp Miến Điện


 

 

Cảm ơn chị Maria Kim-Loan đã chuyển đến Anh Chị Em :

"CHIÊM-BÁI CHÙA THÁP MIẾN-ĐIỆN".

TheKhiemTran.



From: Đỗ Thị Kim
To:
Sent: Sunday, January 6, 2013 11:16 PM
Subject: [PhungSuXaHoi] CHIÊM BÁI CHÙA THÁP MIẾN ĐIỆN

 

 

 

Chiêm bái chùa tháp Miến Điện


Cuốn sách chỉ có thể đứng để đọc

Để đọc cuốn sách này, người ta không thể ngồi hay nằm mà phải đứng. Cũng không thể lật trang sách, mà chỉ có thể đi vòng quanh nó.

Và tương truyền rằng, dù đọc miệt mài 8 tiếng mỗi ngày thì cũng phải mất đến 450 ngày, một người mới có thể đọc và hiểu toàn bộ cuốn sách. Sự kỳ vĩ và tôn nghiêm của bộ kinh Tam tạng tiếng Pali khắc trên đá ở chùa Kuthodaw (Myanmar), khiến việc đọc nó không giống như đọc bất cứ một cuốn sách thông thường nào, mà chỉ có thể mô tả bằng một từ: chiêm bái.

Bộ kinh được chế tác vào cuối thế kỷ XIX, gồm 730 phiến đá cẩm thạch cao 1,5m, rộng 1m, trong đó 729 phiến dùng để khắc kinh, và phiến cuối cùng mô tả lại quá trình hình thành cuốn sách đặc biệt này. Mỗi phiến đá là một tờ sách, được khắc chữ trên 2 mặt bằng mực vàng, mỗi mặt có từ 80 – 100 dòng. 

Các "tờ sách" được đặt trong những am nhỏ, xếp thành 3 hàng sát nhau. Khi Myanmar bị Anh xâm lược, hầu hết đá quý và các đồ trang trí có giá trị trên các "tờ sách" đều bị cướp bóc hoặc thất tán. Quá trình trùng tu sau này chỉ khôi phục lại được một phần vẻ đẹp ban đầu của cuốn sách. Những dòng chữ vàng cũng không còn, mà thay vào đó là chữ khắc bằng mực đen làm từ cánh kiến, muội đèn và tro rơm.





Cổng vào chùa Kuthodaw


 

Ngôi chùa được bao quanh bằng 729 phiến đá khắc kinh

Mỗi phiến đá là một tờ sách

 

Theo bee




Chùa Kuthodaw, Miến Điện

 

Phật giáo quốc gia Miến Ðiện thì giàu có và văn hóa truyền thống rực rỡ, vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy của thiên nhiên, phối hợp với lối kiến trúc lộng lẫy, nguy nga của chùa chiền. Giống như nước Nepal, ngành du lịch tại Miến Ðiện dựa trên văn hoá, lịch sử và tôn giáo cũng như tấm lòng hiếu khách của người dân Miến Ðiện. Văn hoá Miến Ðiện có thể được xem như sự kết hợp giữa nền văn minh của Trung Hoa và Ấn Ðộ, và tạo nên cho Miến Ðiện một nền văn hoá riêng biệt. Miến Ðiện có một tài sản văn hoá giàu có, phong cách sống và nghệ thuật là một sự hòa hợp giữa văn hóa cổ truyền và tính chất đặc thù của Miến Ðiện.

 

Nghệ thuật hội hoạ và thủ công của người Miến Ðiện có vào thời Pyu trong thế kỷ thứ 5. Trong nghệ thuật thi` người ta có tính cách truyền thống riêng biệt về tạc tượng, về hội hoạ, về sơn mài và nhiều nghệ thuật khác.

 

Giáo lý' Phật Pháp có một ảnh hưởng lớn đối với đời sống của dân tộc Miến Ðiện.  vậy, chúng ta biết tới đất nước Miến Ðiện đã theo đúng truyền thống Phật Giáo cổ xưa. Dân chúng rất kính trọng những người có tuổi và kính trọng các vị Tăng sĩ. Người dân ở đây cũng giữ được truyền thống liên hệ mật thiết với những người trong thân tộc. Lễ hội được tổ chức thành những truyền thống xã hội mà người dân rất ưa thích.

 

Thành phố Mandalay là kinh đô của vị vua cuối cùng trong triều đại hoàng gia Miến Điện, đó là một đô thị rất đẹp, được xây dựng vào thời đại giòng tộc hoàng gia cuối cùng của đất nước này. Một trong những tài sản do triều đại vua cuối cùng để lại mà đất nước Miến Ðiện hãnh diện, đó là cuốn kinh sách lớn nhất thế giới.

Cuốn kinh sách đó hiếm hoi và có giá trị lớn, nó là một bộ kinh tạng duy nhất được giữ tại một nơi không phải khóa giống như hầu hết những cuốn sách khác, tất cả mọi người kể cả sinh viên, học sinh cho tới những người tình cờ thấy nó cũng có thể đọc được. Quá lớn để mà để tàng trữ trong một thư viện, nên cuốn sách được trưng bày ở trong khu vực của chùa Kuthodaw (Pagoda) gần ngọn đồi Myanmar. Bộ kinh sách này bao gồm 729 tảng đá hoa cương vuông vức, đẹp đẽ, được chuyên chở từ ngọn đồi Sagyin cách miền bắc Manday vài cây số. Mỗi tảng đá hoa cương được để trong một ngôi đền thờ, cuốn sách được coi như là vật thiêng liêng, được khắc chữ cả mặt trước lẫn mặt sau của tảng đá hoa cương, nó là một bô Tipitaka, ba tạng kinh Phật bằng chữ Pali nguyên thủy. Kinh Vinaya thì 11 tảng, kinh Sutta thì 410 và Abhidhamma là 208 tảng.

 

Kinh tạng Tipitaka là một kinh căn bản của Phật pháp giữ vững được trên tất cả thời gian, vua Anwrahta (1044-1077), với Tăng sĩ Shin Arahan, người đầu tiên sáng lập ra hệ phái Phật giáo Theravada tại vương quốc Miến Ðiện, đã mang từ Thaton tới thành phố Bagan, 30 bộ kinh Tipitaka được chuyên chở bằng 32 con voi trắng để xây dựng và duy trì một nền giáo lý Phật pháp tại nơi đây. Vị vua Miến Ðiện sau cùng cũng khuyến khích Phật Giáo, bằng cách chép lại những tạng kinh đó trên những lá palm và được cất giữ trong những tu viện.

 

Ngày hôm nay, tài sản của vua Mindon đã trở thành bộ kinh tạng lớn nhất thế giới và có một giá trị như là một món quà cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ riêng cho dân Miến Ðiện.


Tượng Phật tại chùa Kuthodaw
 

Cửa chánh điện chùa Kuthodaw
 

Chùa Kuthodaw
 

Tàng kinh các nơi chứa đựng quyển kinh lớn nhất thế giới

Những tờ kinh bằng đá hoa cương chụp từ góc cạnh
 
Tờ kinh bằng đá hoa cương chụp thẳng

 

IMG_0270.jpg
                                                  picture by linhnc2005

Hình : Từng là "kinh đô Phật Giáo" của Miến Điện, nên hình ảnh nhà thờ rất ít khi xuất hiện tại Mandalay.

 

Mandalay là thủ phủ của bang Mandalay và được coi như là trung tâm kinh tế của vùng thượng Miến Điện và trung tâm văn hóa của người Miến Điện.

Người ta cho rằng : thành phố được mang tên Mandalay vì trong trung tâm thành phố có một ngọn đồi mang tên Mandalay. Cái tên “Mandalay”, có lẽ bắt nguồn từ tiếng Phạn trong ngôn ngữ Ấn Độ cổ, nhưng người ta không hiểu được một cách chính xác Mandalay có nghĩa là gì. Các nghiên cứu về nguồn góc chử “ Mandalay ” của các nhà khoa học gần đây cho thấy : Mandalay được đọc trại ra từ chử : “Mandala” có nghĩa là đồng bằng hình tròn, hoặc từ chử “Mandare” có nghĩa là "mảnh đất đầy hứa hẹn" hoặc từ chử “Mandara” là tên của một ngọn núi trong truyền thuyết của Hindu Giáo.

 

IMG_0258.jpg

Hình : Trường đại học Phật Giáo Sarana tại Mandalay.

Được thành lập vào ngày 13/2/1857 bởi vua Mindon vào dịp kỷ niệm lần thứ 2.400 lễ Phật Đản, Mandalay còn có tên gọi ban đầu là Yadanabon mà theo tiếng Phạn nó còn có nghĩa là “thành phố của những viên ngọc quý”. Mandalay còn có một tên gọi khác theo tiếng Miến Điện là Lay Kyun Aung Myei mà nó có nghĩa là “mảnh đất chiến thắng trên 4 hòn đảo”. Theo mong ước và lời tiên tri của vua Mingdon khi thành lập, Madalay sẽ trở thành “kinh đô Phật Giáo” của đất nước Myanmar . Nhiều trường học về Phật Giáo, những thư viện Phật Giáo,… đã được hình thành ở thủ đô này. Tháng 6/1857, vương triều Amarapura đã phá bỏ tất cả cung điện hoàng gia mà vua Mindon đã xây dựng trước đó, xây dựng nên một cung điện hoàng gia mới nằm sát chân ngọn đồi Mandalay . Cung điện hoàng gia mới này được hoàn thành vào ngày 23/5/1859 sau 2 năm xây dựng. Kể từ đó, người ta quên dần cái tên Yadanabon mà thay vào đó người ta thường nhắc đến cái tên Mandalay nhiều hơn và được sử dụng cho đến tận ngày nay.

IMG_0280.jpg

Hình : Cung điện Hoàng Gia từng một thời vang bóng trong Vương triều Miến Điện cuối cùng.

26 năm sau đó trôi qua, Mandalay vẫn giử vững được vị trí của mình là trung tâm tâm văn hóa, kinh tế và kinh đô Phật Giáo của đất nước Miến Điện. Mandalay vẫn lung linh trong ánh hào quang của chính mình : là thủ đô cuối cùng trong vương triều Miến Điện độc lập. Ngày 28/11/1885, Mandalay đã bị tước quyền làm thủ đô khi người Anh đến và nhận thấy rằng Yangon có vị trí thuận lợi hơn nhiều so với Mandalay. Ánh hào quang ngày nào đã vụt tắt khi cuộc chiến tranh Anh – Miến Điện lần thứ 3 đã kết thúc, cùng với việc vị vua và hoàng hậu cuối cùng của vương triều Miến Điện là Thibaw và Supayalat phải sống lưu vong.

IMG_4460.jpg

Hình : Một góc trung tâm thành phố Mandalay.

Trong thời gian là thuộc địa của Anh từ năm 1885 - 1948, Mandalay chỉ đóng vai trò là thủ phủ của vùng thượng Miến Điện. Mọi vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị được chuyển giao cho Yangon . Quan điểm của người Anh chỉ xem Mandalay như là vùng đệm để hỗ trợ cho Yangon phát triển. Mãi đến 4 năm sau ngày người Anh cai trị - năm 1889, tuyến đường sắt từ Yangon đến Mandalay mới được thiết lập. Và mãi đến 40 năm sau – năm 1925, trường Cao Đẳng đầu tiên mới được thành lập tại Mandalay.

IMG_0251.jpg
                                                picture by linhnc2005

Hình : Học viện Phật Giáo Atumashi được xây dựng lại sau trận hỏa hoạn năm 1984.

Trong thế chiến thứ hai, Mandalay trở thành một thành phố của người Ấn Độ, khi người Anh đem tù binh người Ấn Độ - những người đã chống đối lại luật pháp mà Anh dùng để cai trị Ấn Độ - đến đây để phát triển thành phố. Người Ấn đã đến đây và chiếm 1/3 dân số của thành phố. Phát xít Nhật đã chiếm Mandalay từ tháng 5/1942 đến tháng 3/1945. Diện mạo thành phố bị hư hại nhiều bởi những làn bom đạn của quân “Đồng Minh”.

IMG_4461.jpg

Hình : Người Trung Quốc đến đây làm thay đổi diện mạo thành phố. Người ta nhận ra rằng : Mandalay là một thành phố kinh tế trẻ hơn là "cố đô" với một thời vang bóng.

Sau khi độc lập từ Vương Quốc Anh vào năm 1948, Mandalay tiếp tục giữ vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục và kinh tế của vùng thượng Miến Điện. Các trường đại học như : Mandalay , Y khoa, Phật giáo và học viện phục vụ Quốc Phòng bắt đầu được xây dựng để phục vụ cho sinh viên vùng thượng Miến Điện. Trong năm 1981 và 1984, Mandalay đã xảy ra hai trận cháy lớn làm thiêu rụi tổng cộng 8.700 căn hộ và làm cho 69.000 người phải trơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Nhưng diện mạo thành phố bắt đầu thay đổi vào năm 1988, do tình hình chính trị tại Trung Quốc nên khoảng 250.000 – 300.000 người Trung Quốc từ Vân Nam và Tứ Xuyên kéo đên đây làm ăn. Sự gia tăng của người Trung Quốc đã làm cho nền kinh tế của Mandalay phát triển lên một cách đáng kể qua việc “thương mại” giửa tứ giác : Trung Quốc – vùng thượng Miến Điện – vùng hạ Miến Điện - Ấn Độ. Hiện nay, người Trung Quốc có khoảng 500.000 người tại thành phố Mandalay và chiếm khoảng 40% dân số thành phố. Với lực lượng hùng hậu như vậy và đóng góp khá lớn vào nền kinh tế của thành phố Mandalay, các ngày lễ cổ truyền của người Trung Quốc được đưa vào ngày lễ văn hóa chính thức của thành phố.

IMG_0272.jpg

Hình : Nickname của Mandalay : thành phố của những "chiếc xe đạp". Theo tiếng Miến Điện, xe đạp được gọi là SEIKER.

151 năm đã trôi qua kể từ ngày vua Mindon khai sinh ra thành phố, có lẽ ánh hào quang ngày xưa của Mandalay cũng đã lụi tàn theo thời gian khi khá nhiều biến cố xảy ra bởi những điều kiện khách quan và chủ quan. Các di tích trong thời vàng son đó cũng không còn tồn tại nhiều khi thời gian đã đi qua. Có chăng, người ta nhìn một Mandalay ngày nay đã khác : đó là một thành phố kinh tế trẻ và đa dạng về văn hóa do giao thoa giửa : Myanmar – Ấn Độ và Trung Quốc. Cũng giống như cố đô Huế - kinh đô cuối cùng của các vương triều Việt Nam, cố đô Mandalay mang hơi thở của nhịp sống chậm, không sôi nổi và một chút thoáng buồn man mác. Sự êm đềm của thành phố đến mức được người ta luôn nhắc đến với nickname “thành phố của những chiếc xe đạp và xe honda” hay “thành phố của các vị sư”.

IMG_4457.jpg
                                                  picture by linhnc2005

Hình : Bữa ăn sáng của tôi với món ăn truyền thống của người Miến Điện.

IMG_0252.jpg

Hình : Ngôi chùa gỗ (Chinese Temple) tại thành phố Mandalay.

1. Chùa gỗ Trung Quốc : do một thương gia người Trung Quốc từ Vân Nam đến đây và xây dựng. Mục đích của ông xây dựng lên ngôi chùa này : vì quá thương vợ (dành cho vợ tu hành), cộng với sự giàu có của ông. Toàn bộ vật liệu xây dựng lên ngôi chùa đều làm các loại gỗ quý (ngoại trừ bậc thang dẫn lên ngôi chùa làm bằng xi măng) và kiến trúc xây dựng cũng như các điêu khắc trên chùa đều mang âm hưởng văn hóa của người Trung Quốc. Tuy nhiên, do vội vàng quá và mấy ngày nay đi chùa nhiều quá nên tôi quên ghi lại tên của ngôi chùa. Nhưng chỉ cần nói bằng cách nào đi tới “Chinese pagoda” thì ngay lập tức người dân bản địa sẽ hướng dẫn mình đến ngay ngôi chùa này.

IMG_0173.jpg

IMG_0172.jpg

IMG_0182.jpg

IMG_0180.jpg

Hình : Những điêu khắc trên gỗ mang kiến trúc pha trộn giữa Trung Quốc - Miến Điện.

2. Chùa Maha Myat Muni : thường được gọi là chùa Mahamuni và là nơi thứ hai để các Phật Tử Miến Điện phải đi hành hương ít nhất một lần trong cuộc đời, bởi tính lịch sử cũng như truyền thuyết về một tượng Phật đang hiện diện trong chùa. Theo tiếng Miến Điện : Mahamuni có nghĩa là “nhà hiền triết vĩ đại”.

IMG_0189.jpg

Hình : Những ngọn tháp với các kiến trúc khác nhau tại chùa Mahamuni.

Lời đề nghị của nhà Vua đã làm cho đức Phật Gautama ngồi dưới gốc cây bồ đề trầm tư mặc tưởng đúng 7 ngày. Lúc bây giờ, trên 9 tầng mây, 2 đức Phật Sakka và Vissakamma cảm nhận được tư tưởng của đức Phật Gautama nên bèn “sáng tạo” trên khuôn mặt của đức Phật Gautama là hình ảnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống động như là lúc Ngài còn hiện diện trên thế gian vào 5.000 năm về trước. Sự sáng tạo này chỉ hiện đúng 7 ngày khi đức Phật Gautama ngồi dưới gốc cây bồ đề. Bức tượng bằng gỗ quý đã ra đời và là bức tượng thứ 5 trên thế gian này thể hiện đúng khuôn mặt đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

IMG_0191.jpg

Hình : Một kiến trúc khác của các ngọn tháp tại chùa Mahamuni.

Truyền thuyết về những hiện tượng lạ kỳ :

Sau khi tượng Phật được đặt vào chùa. Chín hiện tượng “kỳ diệu” đã xảy ngay lúc đó và tiếp tục kéo dài sau khi đức Phật Gautama đã rời khỏi chùa :

  • Nước Thánh hay nước Phật (tôi không biết dùng từ nào cho nó chính xác), khi tắm bức tượng Phật không hề chảy xuống cái chậu được đặt phía dưới bức tượng.
  • Nước được chứa trong cái bồn dành cho tắm đầu bức tượng không hề thay đổi chất lượng suốt cả năm.
  • Vào ban đêm khi những người mộ đạo cầu nguyện thì từ bức tượng 6 đạo hào quang xuất hiện lan tỏa khắp nơi. Tuy nhiên, những người không mộ đạo không thấy được điều này.
  • Khoảng trống ở đại sảnh để lễ Phật trong ngôi chùa có thể giãn nỡ để chứa cùng một lúc lớn số lượng người đến cầu nguyện.
  • Các lá cây trên các cây trồng xung quanh đều tự xoay chuyển để hướng về mặt đức Phật. Chim chóc không bay phía trên ngôi chùa.
  • Các tảng đá phía trước ngôi chùa trở thành những vệ sĩ bảo vệ lối vào chánh điện trước sự tấn công của bọn ma quỷ.

Vì tính lịch sử và những truyền thuyết ly kỳ về bức tượng Phật đang hiện diện trong chùa, nên chùa Mahamuni là nơi dành cho các Phật Tử Miến Điện đi hành hương ít nhất một lần trong cuộc đời của mình.

IMG_0187.jpg

Hình : Một kiến trúc khác của các ngọn tháp.

Để thể hiện sự sùng đạo của mình và cũng muốn thể hiện sức mạnh “quyền lực” của mình, vua Sanda Thujira thường đem vàng dát lên tượng Phật. Tập tục này được thực hiện theo kiểu “cha truyền con nối” và ăn sâu vào tiềm thức của các Phật tử Miến Điện vì thế tượng Phật càng to hơn bởi lượng vàng thật được dát lên tượng ngày càng nhiều.

Cuộc sống luôn có 2 mặt của nó, “cái giá của sự nổi tiếng” cho bức tượng Phật đó là : nó phải chịu “thăng trầm” qua các triều đại của vua chúa khi nó bị di dời liên tục. Dưới vương triều Bagan (1044 – 1077), vua Anawratha dự tính dời bức tượng này về Bagan nhưng không thành công. Dưới vương triều Konbaung, nó được dời về Amarapura – một vùng ngoại ô của Mandalay bởi thái tử Thado Minsaw. Lúc này, do tượng Phật được đắp bằng vàng khá lớn nên không thể đưa vào chùa một cách trọn vẹn : tượng Phật bị cắt ra thành nhiều đoạn khác nhau và sau đó được lắp ráp lại để đặt vào ngôi chùa mới. Từ năm 1853 – 1885, Mandalay trở thành thủ đô dưới triều đại vua Mindon và con của ông là vua Thibaw. Tiếp theo sau đó, 1885 được người Anh xác nhập vùng thượng Miến Điện nhằm ngăn chận sự tấn công người Pháp, tượng Phật vẫn được người Miến Điện sùng bái và kính ngưỡng.

IMG_0186.jpg

Hình : Đắp vàng lên cho tượng Phật.

Hai cuộc cháy lớn tại Mandalay vào năm 1879 và 1884, làm tượng Phật bị hư hại nghiêm trọng. Vàng thật được dát trên tượng bị kẻ trộm lấy đi rất nhiều. Để bảo vệ tượng Phật, năm 1887, Bộ trưởng Kinwun Mingyi U Kaung cho xây dựng thêm các hành lang và các ngôi chùa mới xung quanh ngôi chùa củ do vua Bodawpaya xây dựng. Năm 1996, một cuộc biểu tình của Phật Tử Miến Điện chống lại quân đội chính phủ đã xảy ra tại ngôi chùa Mahamuni. Quân đội của chính phủ chiếm lấy ngôi chùa. Tượng Phật tiếp tục bị hư hại khi các Phật tử phát hiện ra bụng của tượng Phật đã bị đục một lỗ. Các Phật tử nghi ngờ rằng : quân đội của chính phủ cho rằng trong bụng của tượng Phật chứa rất nhiều vàng bạc châu báu nên đã khoét một lỗ để thăm dò. Tuy nhiên, quân đội chính phủ lại xây dựng hiện trường khác để đáng lạc hướng dư luận : một cô gái Phật Giáo người Miến Điện, yêu phải một anh Hồi Giáo và dẫn người yêu vào chùa ăn cắp vàng.

Mahamuni1.jpg

Hình : Tượng đức Phật qua các giai đoạn thời gian : từ lúc tạc tượng (chưa được đắp vàng) cho đến bây giờ (được đắp vàng hàng ngày).

Về phía bắc của ngôi chùa, cuối khoảng sân ngôi chùa là một ngôi đền thờ 6 tượng đồng với hình tượng là những chiếc đầu voi mà hiện thân của nó chính là thần Shiva. Xung quanh chùa có đặt rất nhiều các tượng Phật bằng đồng. Những chiếc đầu voi và các tượng Phật bằng đồng đều có nguồn góc từ đền Angkor Wat của Campuchia và vẫn còn nguyên hiện trạng : năm 1431, vương triều Ayutthaya của người Xiêm đã đánh Angkor và chiếm các tượng này. Năm 1564, vua Miến Điện là Bayinnaung đã đánh chiếm và thu phục vương triều Ayutthaya . Các tượng đồng được mang về từ Thái Lan và đặt đầu tiên tại Bago. Trải qua những triều đại khác nhau của Miến Điện, cuối cùng các bức tượng đồng này được đặt tại Mandalay.

Thời tiết ở Mandalay vào buổi sáng rất dễ chịu với tiết trời se lạnh, tuy nhiên do gần tiểu lục địa Ấn Độ nên ban trưa rất nóng, bởi vì đất đai là thành phần cát pha thịt. Thời gian vẫn còn sớm sau khi ghé thăm chùa Mahamuni, tôi quyết định nhanh chóng đi đến thành phố Sagaing, để leo lên đồi Sagaing ngắm nhìn dòng sông Irrawaddy chảy hiền hòa bên dưới. Nhưng đó không phải là lý do chính mà điều tôi tâm niệm và quyết tâm đi đến ngọn đồi này vì : ngày xưa chính đức Phật Gautama đã thuyết pháp cho nhà vua Sanda Thurija và hoàng hậu Sanda Mala tại đây.

IMG_0195.jpg

Hình : Mới vào tháng 2 mà hoa gạo đã nở rợp trời tại Mandalay.

Đang vào những ngày tháng 2, nhưng do thời tiết ấm sớm nên hoa gạo đã nở rợp trời và làm cho đoạn đường đi từ trung tâm Mandalay đến Sagaing thêm phần lãng mạn và mơ mộng bởi những sắc hoa đỏ rực. Trên đoạn đường tôi cũng ghé ngang ghé vội các ngôi chùa khá nổi tiếng tại thành phố Sagaing này mà trong lòng cũng hơi chán : vì các kiến trúc của các ngôi chùa này na ná giống nhau.

IMG_0202.jpg

Hình : Đồi Sagaing lãng đãng trong sương mù.

Đồi Sagaing bắt đầu ẩn hiện trong sương mù, chùa Shwe Kyet Yet. Khung cảnh ở đây thật nên thơ khi đứng ngắm nhìn đồi Sagaing từ phía ngôi chùa. Một cây cầu với những nhịp hình vòng cung bắt ngang qua “dòng sông xanh”, làm cho khung cảnh nơi đây trông giống như là dòng sông lơ đãng, mặc dù tôi chưa biết dòng sông lơ đãng là dòng sông như thế nào...

IMG_0199.jpg

Hình : Cầu Sagaing bắt ngang qua dòng sông Irrawaddy.

IMG_0212.jpg

Hình : Chùa Shwe Kyet Yet bên bờ sông Irrawaddy.


IMG_0206.jpg

IMG_0204.jpg
                                                  picture by linhnc2005

Hình : Chùa được chụp từ đồi Sagaing.

IMG_0208.jpg

Chùa trên đỉnh đồi với kiến trúc cũng na ná như những ngôi chùa khác tại Miến Điện. Tuy nhiên, từ đỉnh đồi này, nhìn xuống bên dưới : dòng sông Irrawaddy chảy quanh co lãng đãng trong sương mù thật đẹp và thơ mộng. Có quá nhiều ngôi chùa nằm trên đỉnh đồi Sagaing này, đơn giản vì nơi đây ngày xưa đức Phật Gautama đã trụ lại đây giảng kinh cho vua và hoàng hậu nghe.

IMG_0210.jpg

Hình : Dòng sông Irrawaddy chảy hiền hòa bên dưới đồi Sagaing.

IMG_0213.jpg

Hình : Tượng Phật tại chùa Kyauk Tawgyi.

Amarapura từng là cố đô của đất nước Miến Điện trong thời kỳ vương triều Konbangung của vua Bodawpaya trước khi bị người Anh xác nhập vào Mandalay vào năm 1857. Amarapura được thành lập trở thành thủ đô của vương triều Konbanung vào năm 1783 khi vua Bodawpaya mới lên ngôi. Năm 1795, vua Bodawpaya trở thành Đại Sứ đầu tiên cho người Anh tại Miến Điện. Vua Bagyidaw – cháu nội của vua Bodawpaya mới dời kinh đô về Ava vào năm 1823. Người kế vị tiếp theo là vua Tharrawaddy lại dời kinh đô trở lại Amarapura. Từ năm 1841 – 1857, vua Mingdon quyết định Amarapura là kinh đô của mình trước khi chọn Mandalay là thủ đô vào năm 1860. Ngày nay, Amarapura chỉ là một thành phố lân cận nằm cách Mandalay 11km về hướng Nam .Nhắc đến Amarapura, người ta thường nghĩ đến đó là một thành phố chuyên dệt về lụa truyền thống của người Miến Điện và nghệ thuật điêu khắc các tượng đồng.

IMG_0214.jpg

IMG_0217.jpg

Hình : Tượng Phật bên trong chùa Kyauk Tawgyi.

IMG_0223.jpg

IMG_0222.jpg

Hình : Kiến trúc bên ngoài chùa Kyauk Tawgyi.


Cây cầu gỗ U Bein được làm bằng gỗ tếch (teak wood), có chiều dài khoảng 1,2 km, bắt ngang qua hồ Taungthaman và có tuổi đời hơn 200 năm. Lịch sử xây dựng cây cầu được ghi nhận vào năm 1849 khi người ta sử dụng các miếng ván bằng gỗ để lót sàn nhà và các cây cột làm trần nhà để bắt qua hồ Taungthaman làm phương tiện cho người dân đi lại giữa hai bên bờ hồ với nhau. Các miếng ván và cây cột được dỡ từ các ngôi nhà ở Sagaing và Inwa. Ý tưởng này được ông U Bein – thư ký của thị trưởng thành phố Amarapura đưa ra, và đó cũng là lý do tại sao cây cầu mang tên U Bein.

IMG_0226.jpg

Bây giờ chưa gọi là hoàng hôn nên mặt trời vẫn còn nắng, nắng không khó chịu, rất dễ chịu..... tôi có thể ngửi được mùi hương của bắp. Chúng tôi đi mùa nước cạn, nên có thể thấy rõ được cánh đồng bắp và hoa hướng dương, hHay cảnh tan trường về.... hình ảnh về sự cô đơn... sự trải nghiệm với cuộc sống...

 

Chúng tôi không chọn đi thuyền như mọi người mà lặng lẽ ngắm mặt trời lặn một cách bình thản... Có lẽ đã có quá nhiều người chụp như vậy rồi, mình thấy ít ai khai thác những khía cạnh khác ở cây cầu này...

IMG_0231.jpg

Hình : Cây cầu gỗ U Bein bắt qua hồ Taungthaman với chiều dài 1,2 km.

IMG_0230.jpg

IMG_0234.jpg

Hình : Cầu gỗ U Bein gồm có 1.086 cây cột cầu và 482 nhịp.

Mất 2 năm sau, cây cầu mới hoàn thành (1951). Mục đích chính của nó là phương tiện cho người dân qua lại, nhưng gần đây nó rất hấp dẫn khách du lịch bởi nó là điểm lý tưởng cho việc ngắm hoàng hôn trên một bờ hồ thơ mộng. Với chiều dài 1,2 km, cây cầu U Bein gồm có 1.086 cây cột cầu và 482 nhịp.

IMG_4463.jpg
                                                  picture by linhnc2005

Hình : Cung Hluttaw - nơi dành cho nhà vua các quan họp bàn về vấn đề chính trị - kinh tế. Nó được trùng tu vào những năm 1990.

Cung điện Hoàng Gia hay cung điện Mandalay là cung điện Hoàng Gia cuối cùng của các vương triều Miến Điện. Cung điện được xây dựng vào tháng 6 năm 1857 và hoàn thành vào ngày 23/5/1859 dưới thời vua Mindon. Cung điện có tên theo tiếng Miến Điện là : Mya Nan San Kyaw, mà theo nghĩa tiếng việt là : “cung điện Hoàng Gia vĩ đại bằng vàng” hay “hoàng cung ngọc lục bảo nổi tiếng”. Khi lên ngôi và thành lập thành phố Mandalay vào tháng 2 năm 1857, vua Mindon quyết định xây dựng cho mình một cung điện thật lớn để chứng minh sức mạnh của mình. Cung điện được khởi công vào tháng 6 năm 1857 với thiết kế theo kiểu truyền thống của người Miến Điện : cung điện Hoàng gia nằm giửa trung tâm của một thành trì, thành trì là những bức tường dài vững chắc với những tháp canh và lỗ châu mai nằm xen kẽ nhau. Bên ngoài là các hồ nước sâu bao bọc thành trì đó. Phức hợp cung điện Hoàng gia được thiết kế theo hình mỏ neo : đỉnh đầu là ngọn đồi Mandalay , đỉnh cuối là phức hợp cung điện Hoàng gia, 2 bên mỏ neo là trung tâm thành phố. Mặt chính của cung điện Hoàng gia hướng về ngọn đồi Mandalay .

IMG_0285.jpg



Một thoáng Myanmar

 

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng chúng tôi cũng lên đường đi Myanmar vào dịp quốc khánh nước này (4-1-1947 – 4-1-2008). Một chút băn khoăn bởi nhiều thông tin trái ngược. Một chút tò mò khó hiểu vì những bài báo chủ quan.
Xứ sở chùa tháp Myanmar

Myanmar trong ký ức của tôi hồi nhỏ: “là xứ sở thịnh vượng, xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới; đội bóng đá từng vô địch Châu Á. Quê hương của U Thant - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào năm 1961 - ông không chỉ là người Châu Á đầu tiên mà còn là người duy nhất không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo một tổ chức quốc tế vào lúc đó… và …”
Xứ sở chân quê và giản dị
Chúng tôi bay từ Sài Gòn đi Bangkok và từ Bangkok chuyển máy bay đi Yangon. Từ trên không, Yangon bạt ngàn xanh, thấp thoáng những tháp vàng rực rỡ nổi bật trong nắng chiều, giữa vô số những mái nhà lụp xụp, gợi nhớ về hình ảnh quê xưa.
Một ngôi chùa với tháp vàng đặc trưng ở Myanmar

Sân bay quốc tế Yangon hiền hòa, bình lặng đến ngạc nhiên. Tôi đếm vỏn vẹn 7 máy bay (lúc về chỉ có 4). Dẫu vừa được nâng cấp khá đẹp, có tới 30 quầy thủ tục được trang bị màn hình mỏng nhưng chỉ mới sử dụng chưa tới 20%. Không có quầy đổi ngoại tệ, không bán bất cứ thứ gì.
Cô Daw Sein Myint, giám đốc điều hành công ty SaimMar, đón chúng tôi tại sân bay, đi một vòng thành phố rồi mới đưa về khách sạn Summit Parkview. Đường rộng rợp bóng cây, mặt đường hơi xấu, xe hơi, xe lửa đều cũ kỹ. Xe Taxi thì hạ kính, xe buýt thì lộng gió, chỉ có xe tư nhân và du lịch mới có máy lạnh với toàn tay lái nghịch.
Tuyệt nhiên không thấy xe gắn máy, xe đạp. Yangoon được người Anh qui hoạch ngăn nắp và lịch lãm, không có hẻm. Kiến trúc cổ Âu, Ấn, Trung xen lẫn với các công trình mới hiện đại. Chùa, nhà thờ và thánh đường Hồi giáo đều nổi bật. Có đường toàn biệt thự, có đường toàn chung cư cổ lỗ, có đường phố như quê.
Khác với nét cũ kỹ của đường phố và xe cộ, khách sạn ở Yangon khá hiện đại. Điện thoại roaming mất sóng. Vào business Center gọi về Việt Nam 4 USD/phút. Đành mượn điện thoại cô Myint để liên lạc, giá chỉ bằng một nửa. Ở Myanmar điện thoại di động rất rẻ nhưng sim cực mắc, giá tới trên 1.000 USD/cái.
Chúng tôi nhờ Myint đổi USD thành tiền Myanmar, 1 USD = 1.200 Chyat (tiền to, dày và thô) rồi đón xe Taxi đi dạo. Taxi ở Yangoon không có đồng hồ km, chỉ áng đoạn đường. Lúc đi khoảng 2km mất 2.000 Chyat, lúc về chỉ 1.500, khỏi trả giá. Siêu thị hàng hóa cũng đủ loại, đủ nguồn gốc, giá tương đương Việt Nam.
Chợ Bogyoke bán rất nhiều đá quý, đồ trang sức, hàng lưu niệm bằng gỗ thơm và đồ thủ công. Giá rất rẻ, nhất là các loại tranh đá, vòng tay, dây chuyền… Trả giá thoải mái và có thể trả trực tiếp bằng USD. Vào một cửa hàng Internet, chúng tôi gởi mail và chat về Việt Nam, đường truyền hơi chậm, giá 3USD/giờ. Thị trường tranh tượng nghệ thuật của Myanmar cũng rất được thế giới chú ý.
Khu China Town giống hệt Chợ Lớn thời bao cấp. Toàn trái cây, hàng rẻ tiền và thức ăn đường phố, cả thức ăn của người Hoa lẫn Myanmar. Giá mỗi phần ăn no chừng 1.5 USD, còn vào nhà hàng lớn phải tốn chừng 5 USD. Uống 1 ly nước đá sương sa rong biển và hạt é, chanh hết 3.500 VNĐ. Giá bia tương đương với Campuchia: 2 USD/lon trong nhà hàng.
Đến các khu phố lao động của người Hồi, chúng tôi gặp các đám đông đang tổ chức nhiều trò chơi dân gian mừng Quốc khánh như leo cột tre, ngồi cột tre đánh bằng gối bông, nhảy cò và cả đá banh trên đường. Các máy điện thoại công cộng của tư nhân hoạt động rôm rả, giá cả cũng phải chăng. Buổi tối ở nhà hàng thuyền rồng nổi Karaweik được thiết kế và trang hoàng lộng lẫy có tiệc buffet và ca múa dân gian Myanmar, giá 10 USD/người. Ẩm thực Myanmar là tổng hợp từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái và cả Châu Âu.
Myanmar là dân tộc ăn trầu nhiều nhất thế giới. Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ… ai cũng ăn. Đường phố nhiều chỗ đỏ nước trầu. Người Myanmar rất thích thoa một lớp vôi màu lên má. Có người bảo để làm đẹp, kẻ thì nói để giữ da và chống gió, người lại nói để cầu Phật!
Trang phục truyền thống của Myanmar là Longchy dành cho nam (một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơ mi hoặc Taipon (áo truyền thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.
Ra khỏi Yangon là gặp xe Honda, rất nhiều xe đạp và xe đạp lôi. Bị Mỹ cấm vận 30 năm nên kinh tế Myanmar gặp vô vàn khó khăn. Đến xe đạp cũng nhập từ Trung Quốc và Thái Lan rồi chế thêm cái thùng bé tí bên cạnh bề ngang chừng 4 tấc cho 2 người ngồi xoay lưng. Nhìn bề ngoài mảnh mai mà có thể chở cùng lúc 4 người (cả người đạp) hoặc 300kg hàng hóa. Nông nghiệp còn lạc hậu, vẫn là con trâu đi trước, cái cày theo sau.
Trước đây người Myanmar thường lợp nhà bằng gỗ. Khác với ngói gỗ ở Lào, loại tấm lợp này được xẻ từ cây Pam thành từng miếng mỏng, xếp lớp như tranh. Tại các thành phố, bên cạnh những biệt thự vẫn còn sót lại nhiều mái che bằng gỗ Pam.
Trên đường phố, thi thoảng gặp những người lính tuần tra hoặc gác cửa, các doanh trại quân đội cũng nhiều hơn. Có lẽ Myanmar là đất nước duy nhất ở Châu Á còn giữ nguyên vẻ chân quê, bình dị đến bất ngờ, chưa bị những mặt trái của kinh tế thị trường khuynh đảo. Người dân hiền hòa, có phần chịu đựng giữa bộn bề nghèo khó nhưng vẫn kiên cường, lạc quan.
Một vùng di sản tâm linh
Hơn 80% dân số Myanmar theo Phật giáo tiểu thừa, trong chùa chỉ thờ mỗi Phật Thích Ca. Sư sãi ăn uống như người thường nhưng không được sát sinh và không ăn sau 12g trưa. Sáng sớm, từng đoàn tăng lữ, áo nâu hay áo vàng tùy mùa, rồng rắn khắp các đường phố khất thực. Buổi chiều thì gặp các ni cô, cà sa màu hồng, cũng từng đoàn nhộn nhịp.
Myanmar được xem là đất Phật nên dân chúng hiền hòa, hiếu khách, đi đâu cũng về với Phật, dù cuộc sống còn trăm bề khó khăn. Danh xưng “xứ sở chùa tháp” phải dành riêng cho Myanmar. Chùa nào ở Myanmar cũng có tháp vàng sừng sững, nhiều tháp cao trên 100m. Nền vàng rực rỡ trong nắng mai, lộng lẫy lúc xế chiều và hư ảo, lung linh vào buổi tối, đặc biệt vào các dịp trăng rằm. Chọn một góc cao tĩnh lặng, nhâm nhi cà phê, ngắm những tháp vàng kiêu sa giữa bóng đêm huyền hoặc, thấp thoáng bóng các tiên nữ múa hát liêu trai, du khách ngỡ mình đang lạc vào chốn mê cung trần thế.
Ở Myanmar chùa nào cũng lớn, cũng bề thế thênh thang, lúc nào cũng tấp nập tín đồ thành tâm khấn nguyện. Mọi người đi chùa như về nhà mình, để quên bớt phiền muộn lo âu, để trút hết giận hờn ganh ghét, để thanh thản từ bi với Đức Phật bao dung. Vào chùa, mọi người đều đi chân đất, không mang vớ nên đến Myanmar cứ mang dép là tiện nhất. Lâu lâu có dịp đi chân trần, vừa massage chân xả stress, vừa thành tâm gần gũi đất trời.
Tượng Phật ở chùa Shwe Dagon

Shwe Dagon là chùa lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Yangon với tượng sư tử và rồng Naga khổng lồ canh giữ. Vào chùa như lạc vào thế giới Phật. Gần 1.000 tượng Phật lớn, nhỏ, khuôn mặt đẹp đến lạ lùng. Tượng nào cũng có hồn và không tượng nào giống tượng nào. Tùy tâm can và lòng thành của tín đồ mà cảm nhận.
Mấy chục tượng bằng cẩm thạch trắng, được du khách và tín đồ hành hương thường xuyên và thay nhau đến tắm Phật để cầu an cho gia đình và bản thân. Có người ngồi thiền giữa sân, có kẻ ngồi hẳn trong chuông chùa để tụng niệm. Có nhóm cầu kinh trước điện Phật. Tất cả đều thiện tâm và tự nguyện, không ồn ào nhang khói như nhiều chùa ở Việt Nam. Chủ yếu là dâng hoa quả và cúng đường.
Khách nước ngoài chỉ mua một lần vé 10USD/người rồi đi khắp các chùa. Yangon còn có chùa Laba Moni nơi có tượng Phật bằng cẩm thạch xanh tro nguyên khối cao 20m và nặng hơn 900 tấn, có chùa Kaba Aye với hàng trăm tượng Phật bằng vàng đủ kích cỡ với tâm thái khác nhau.
Về Bago, chúng tôi ghé chùa Kyakhat Wain Kyaung lúc 11 giờ hơn. Cả ngàn sư sãi lớn nhỏ tụ hội về dùng bữa chính trước ngọ. Các Sư Cả có mấy chú tiểu ngồi hầu, đệ tử chờ sư phụ ăn xong mới đến lượt.
Đến Kanbawzathardi Palace và Musium vốn là bảo tàng và cung điện hoàng gia từ thế kỷ 16. Phế tích hoang tàn, còn sót lại những bức tường gạch cổ, những nền móng cũ đang cố chứng minh quá khứ hưng thịnh. Mấy tòa nhà mới được trùng tu và phục chế mà vẻ tráng lệ vẫn còn đậm nét trong từng họa tiết điêu khắc nạm vàng, nom có vẻ lạc lõng giữa cỏ cây hoang dại.
Tượng Phật khổng lồ ở chùa Shwe Mawdaw

Bago còn có chùa Shwe Mawdaw, chùa cao tới 116m với những tượng Phật đồ sộ. Trong chùa có tượng Phật dài 55m cao 16m. Phía sau, giữa trời xanh lồng lộng là tượng Phật dài 100m cao 20m. Chỉ riêng 2 bàn chân Phật nằm đã cao 16m. Vậy mà lâu nay nhiều người Việt Nam cứ bảo tượng Phật ở núi Takou - Bình Thuận dài 49m là tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.
Anh Naylin, hướng dẫn viên của đoàn cho biết tượng Phật lớn nhất Myanmar nằm ở Bagan, dài tới 300m, bên trong tượng là bảo tàng về Phật Pháp! Còn chùa Phật 4 mặt thì sừng sững giữa rừng cây. Đây là chùa duy nhất không có tháp. Bốn mặt Phật nhìn 4 hướng, bao quát cả vũ trụ càn khôn.
Du khách đến viếng thường khấn nguyện trước tượng Phật hướng về quê mình rồi gióng chuông cầu an cho cha mẹ, anh em, thân hữu. Cả một Phật đường đồ sộ, nơi diễn ra các đại hội quyết định những vấn đề liên quan đến cả đạo lẫn đời, được xây dựng dưới ngọn núi nhân tạo độc đáo.
Nếu còn thời gian, bạn có thể bay đến Madalay, thánh địa Phật Giáo Myanmar với hàng ngàn chùa Tháp. Nên đi khinh khí cầu để no nê chiêm ngắm toàn cảnh cố đô Myanmar từ thế kỷ XI. Ở Yangon, người Việt đếm chưa đủ 2 bàn tay, kể cả sứ quán nhưng lại có tới gần 50 cư sĩ và tăng ni đang theo học tại các học viện Phật Giáo Myanmar.
Kiến trúc đẹp cổ kính của Myanmar

Trên đường trở lại Yangon, nhớ viếng nghĩa trang War Cemetary, được thiết kế như một vườn hoa tĩnh lặng, bảo tàng sống của những người đã chết cho tự do, để nhắc nhở về một thời chiến tranh thế giới thứ 2 bạo liệt.
Ngay cửa ngõ Yangon có miếu thờ thần hộ vệ cạnh cây đa cổ thụ lúc nào cũng nhộn nhịp khách đường xa và khói nhang nghi ngút. Vội thì ghé ngang thỉnh vòng hoa bình an thượng lộ. Còn đa phần khách xuống mua hoa vái xin phù hộ chuyến đi, cả xe cũng phải vái 3 lần bằng cách de ra - tiến vào kính cẩn.
Myanmar - vùng đất nổi tiếng linh thiêng huyền bí. Không có chỗ cho các du khách thích giải trí vui chơi, hưởng thụ. Ai đến đây bằng cả thiện tâm thì ra về sẽ bội thu ân sủng.
Rời Myanmar bay về Bangkok, chúng tôi đi thẳng xuống Kanchanaburi - nơi có chứng tích cầu sông Kwai bi tráng, mảnh đất từng đẫm máu các chiến sĩ quân đồng minh và nhân dân Đông Nam Á chống phát xít Nhật. Có những người Việt Nam hi sinh ở đây và hiện có con đường mang tên Việt Nam anh dũng.
Các bảo tàng sẽ thay lời muốn nói, gởi thông điệp của những người đã chết cho nhân loại tự do. Đêm cuối chúng tôi ở Bangkok để thư giãn và chiêm nghiệm về hành trình lý thú Myanmar - Thái Lan: vùng đất di sản tâm linh kì lạ.
 
MIẾN ĐIỆN : PHẬT Ở CÙNG TA
 
I. Một chùa, một chùa, quá trời chùa:
Ðiều đập vào mắt tôi đầu tiên (và cả với tất cả du khách khác) là ở đây có nhiều chùa quá, nhiều đếm không hết. Chùa ở khắp nơi:
Chùa trong phố
Chùa giữa chợ
 
Chùa bên đường đi
Chùa trên núi cao
 
Chùa bên bờ vực
Chùa ven sông
 
Chùa trong rừng cây
Chùa trong hang
 
Chùa giữa đồng hoang vu
Chùa giữa trời đất bao la …
 
Chùa trong bụi cây
Chùa làng quê
 
Chùa trên đá
 
Chùa giữa hồ
Ban đầu, đọc lộ trình thấy ngày nào cũng viếng chùa, tôi hơi nản lòng, tự nghĩ sao chỉ có chùa không thôi vậỵ. Nhưng rồi ngày thứ hai qua ngày thứ ba, tư tưởng của tôi hoàn toàn thay đổi. Khi đến Bagan, tôi đã lặng người khi đứng trước một khung cảnh bao la, lô nhô những tháp chùa, cái lớn cái bé, cái cao cái thấp, đồng dạng chen lẫn nhau trong ánh nắng mai chưa lộ rõ. Sương sớm của miền cao nguyên còn chưa tan, bóng chùa còn in trên nền trời mờ đục... Không gian tĩnh lặng đến cả bước chân mình đi cũng không làm lay động cỏ cây… Tất cả rất dễ mang lại cho du khách những rung động sâu xa, một khoảnh khắc kỳ diệu để mình tự nhìn vào mình …
Tháp chùa không phải quá cũ kỹ hay hoang tàn đổ nát để cho người xem phải ngậm ngùi chắc luỡi, tiếc nuối một thời đại hoàng kim, hay chạnh lòng vì vô thường hiện diện; nó vẫn còn nguyên vẹn hình hài, chỉ mang trên mình những vết hằn mưa gió chứng minh một tuổi tác đáng kiêng dè. Không tiếng chuông chùa trong chiều nhưng không gian bao la và lặng lẽ đang mang nỗi ưu tư trầm mặc, sâu lắng khiến lòng mình miên man, không biết mình đang ở trong thời đại kỹ thuật số hay trong thời kỳ thái bình thịnh trị của một minh quân nào đó.
Tôi không tránh được thắc mắc tại sao có quá nhiều chùa như thế. Hướng dẫn viên cho biết không riêng gì tôi mà hầu hết du khách đếu có câu hỏi tương tự . Lý do tâm linh là trong thời gian tại thế, Ðức Phật đã viếng Miến điện ít nhất ba lần. Ngài đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ, một năng lực đáng tôn thờ và trao truyền một niềm tin trong sáng cho đại chúng ở đâỵ Ðó là niềm hãnh diện, là nguồn cảm hứng, là chân hạnh phúc của họ, cho nên họ xây chùa để thờ phụng, tỏ lòng tôn kính và tri ân Ðấng Giác Ngộ.
Lý do thế tục là có sự cạnh tranh giữa các nhà vua trị vì đất Miến, vua này muốn xây chùa cao hơn, to hơn, đẹp hơn vua kia ... Cạnh tranh đâu không thấy, tôi chỉ thấy giờ này những ngôi chùa và tháp kia đang làm du khách rung động, dường như mình đang hòa vào trạng thái an nhiên, nhẹ nhàng, thanh thản, chẳng chút mơ tưởng gì đến số vàng ròng đang phủ lên tượng hay nóc chùa kia.
II. Vàng trôi không tiếc:
Tri ân Ðức Phật, người Miến đã xây rất nhiều chùa để thờ Ngài, trong đó một số lớn được làm bằng vàng ròng. Có thể kể :
1) Chùa Botahtaung (Chùa Vàng) - Yangon: Truyền thuyết kể rằng, vào thời gian Phật thành đạo, có hai anh em lái buôn Miến Ðiện đã đến bái kiến và được Ngài trao tặng 8 sợi tóc, đồng thời nhận lãnh giáo huấn của Ngài. Trở về Miến, họ hiến các sợi tóc Phật cho nhà vua và yêu cầu nhà vua xây chùa để thờ. Ngôi chùa đầu tiên được xây từ 2500 năm trước, nhưng tất nhiên đã bị hủy hoại hoàn toàn do Anh quốc thả bom hồi thế chiến thứ hai. Ngôi chùa hiện tại được xây lại từ năm 1948, vẫn còn thờ 1 sợi tóc của Phật tìm thấy được trong đống hoang tàn đổ nát vì bom.
Thường các ngôi chùa ở đây có một tháp nhọn như hình trái trên đây, gọi là stupa. Ðó là một khối đặc, không có cửa. Các hoa văn trang trí cùng kim cương, ngọc thạch và vàng bạc được sơn phết bên ngoài để tăng vẻ uy nghi. Nơi lễ bái và thờ phụng là chùa như hình phải trên đây. Chỉ riêng stupa của chùa Botahtaung có kiến trúc rỗng bên trong, dùng làm nơi thờ 1 sợi tóc cùa Phật. Ðiện thờ và các “chambers” quanh điện đều được dát vàng ròng, tổng cộng hơn sáu tấn.
Ðiện thờ 1 sợi tóc của Phật.
Một “chamber” bên cạnh Ðiện thờ. Xung quanh và trên trần chamber đều bằng vàng ròng.
2) Chùa Shwedagon (Yangon):
Ðây là chùa Phật giáo cổ nhất của Miến điện và có thể là của thế giới. Ðược khởi công xây dựng khoản năm 588 BC để thờ các sợi tóc Phật do hai anh em lái buôn Miến điện mang về từ Ấn độ. Dĩ nhiên nó được khởi đầu với quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Trải qua nhiều thời đại, nhà vua và dân chúng Miến đã lần lượt trùng tu, cải tiến, nới rộng, nâng cấp để có qui mô cao lớn như ngày nay (99 mét).
Chóp nhọn của tháp được gắn 5,448 viên hột xoàn, 2,317 viên hồng ngọc và trên đỉnh tận cùng là một viên kim cương 73 carat.
Ðêm xuống, toàn bộ ngôi tháp sáng rực trên nền trời đen thẫm, viên kim cương trên chót cùng thay đổi màu sắc xanh vàng trắng đỏ cam hay lục theo vị trí người ngắm từ dưới đất. Ngoài chóp nhọn bằng đá quý, toàn bộ thân tháp được “sơn” bằng vàng do người dân trên toàn quốc tự nguyện đóng góp.
Ðỉnh tháp được phủ bằng kim cương, hồng ngọc (Hình trưng bày tại chỗ)

3) Chùa Kyaikhtiyo: (Chùa Ðá Vàng – Kyaikhtiyo).
Ðây là vùng đất thiêng, địa điểm hành hương số một của dân Miến. Tôi sẽ đề cập đến tính cách tôn giáo của họ sau, ở đây chỉ nhìn đến khía cạnh chùa làm bằng vàng.
Toàn bộ khối đá lớn này được khách hành hương dán vàng kín mít và vẫn tiếp tục dán.
4) Chùa Shwezigon – Bagan: Chùa này thờ một cái răng Phật. Chùa và những chậu lá trang trí quanh chùa cũng được dát vàng. Mỗi mười năm người ta lại phủ lên một lớp vàng mới thay cho lớp vàng cũ bị hao mòn vì nắng mưa gió bão …
5) Chùa Maha Muni - Mandalay:
Chùa không phủ vàng bên ngoài nhưng tượng Phật bên trong được phật tử tiếp tục mang vàng đến dán vào làm cho tượng mỗi ngày một to ra và khác hẳn so với tượng nguyên thủy.
Thường, các tượng Phật lớn "được" dán thêm vàng quanh thân mình, không dán trên mặt. Riêng 5 tượng Phật ở chùa Phaungdawoo Pagoda ( Inle Lake), vì nhỏ nên phật tử dán vàng kín cả mặt, chẳng còn thấy Phật đâu:
Tượng Phật được tín đồ dán vàng kín cả mặt khiến tượng trông giống chú Picnocchio
Thấy chùa và tượng vàng nhiều quá, tôi hỏi đùa ông tua gai rằng có ai vào chùa để ăn cắp vàng không. Ông lắc đầu và nói rất nghiêm rằng chẳng có ai vào đó để ăn cắp cả, chỉ có đem thêm vàng vào chùa để dâng lên cho Phật thôi. Vả lại theo dị đoan hoặc truyền thuyết, từ xưa, các chùa Miến đã đưọc xây bằng vàng và để vàng khỏi bị đánh cắp, người ta dựng hai con sư tử trước cổng chùa. Họ tin rằng sư tử sẽ bảo vệ các tài sản quý giá của chùa. Ðơn giản hơn, ngày nay nếu ai ăn cắp vàng của chùa thì sẽ bị tù.
Sư tử được đặt trước cổng chùa. Người ta tin rằng sư tử sẽ bảo vệ tài sản quý giá của chùa.
Tôi lan man nghĩ về câu trả lời của người hướng dẫn và hình ảnh những tượng Phật chẳng thấy mắt tai. Tôn kính Phật, họ đem vàng dán lên tượng Phật, song tôi lại thấy trong hành vi này một tấm lòng thành, xem Phật như một người thân thiết luôn luôn ở bên cạnh, thương yêu và nâng đỡ họ.
III. Phật ở cùng ta:
Khoảng thời gian Phật thành đạo, có hai anh em nhà buôn Miến điện đã đến đảnh lễ ngài và được Ngài tặng 8 sợi tóc vì Ngài biết Phật giáo sẽ được đơm hoa kết trái tại đâỵ Tôi tin điều này bởi vì Ấn Ðộ là nơi Phật đã sống và thuyết giảng trọn một đời nhưng ở đấy có rất ít chùa thờ Phật. Người Ấn không cho Phật giáo là một tôn giáo mà chỉ là một học thuyết, một triết lý sống tuyệt vời mà thôi. Tôi đã nói điều này trong bài Một Chuyến Ấn Du.
Trở lại với Miến, quả thật Phật ở khắp nơi. Tuy Phật Giáo không được đưa lên hàng quốc giáo, hầu hết dân Miến đều thờ Phật trong nhà kể cả các sắc dân sống vùng quê xa hẻo lánh. Tôi nghe nói Campuchia được mệnh danh là xứ chùa tháp. Tôi chưa đến Campuchia, nhưng tôi nghĩ danh hiệu này phải dành cho Miến Ðiện. Xem nhé, chỉ riêng tại Bagan đã có đến 13 ngàn (13,000) ngôi chùa, xây trong diện tích 42 km vuông (4200 mẫu). Thế Miến có đáng gọi là xứ Chùa Tháp không? Ði chung với chùa là tượng Phật, và số tượng Phật thì phải nhiều hơn số lượng chùa bởi vì một chùa luôn luôn có nhiều hơn một tượng Phật.
Chiêm ngưỡng các tượng Phật tại đây, tôi nghĩ người dân Miến xem Phật như là một người bạn đồng hành đáng kính của họ hơn là một Bậc Chí Tôn. Họ tạc tượng Phật với nhiều tư thế lạ lùng mà tôi chưa được thấy ở nơi khác. Họ thương Phật tha thiết, họ rửa mặt, đánh răng cho Phật, họ tô son cho Phật, họ mặc áo đầm cho Phật, họ dán vàng lên tượng Phật với thành tâm được an vui bên cạnh Phật.
Phật mặc áo đầm
Tượng Phật tại chùa Mahamuni, Mandalay. Mỗi ngày, vào 4:30 sáng, một vị sư đến rửa mặt, đánh răng cho tượng, sau đó phủ lên tượng một lớp dầu sơn mài đề làm chất keo cho Phật tử dán vàng vào tượng. (hình trích từ internet)

Tôi ngạc nhiên khi thấy tượng Phật nằm với nét mặt rất vui tươi, đôi mắt mở to, tay chống đầu, miệng có nét cười mỉm. Tôi nói với ông hướng dẫn:
- Tôi đã xem tượng Phật nằm bên Ấn độ. Tượng bên đó trông buồn lắm vì tượng Phật nằm là lúc Phật lìa đời, cớ sao Phật nằm ở đây lại tươi rói đến thế?
- Hey, chị nhầm rồi đó. Tượng Phật nằm ở đây là lúc Phật còn sống, Phật chỉ nằm nghỉ ngơi thôi.
- Làm sao biết Phật nằm lúc sống và nằm lúc chết?
- Chị xem ở hai bàn chân. Tượng Phật nằm lúc lìa đời có hai bàn chân song song; còn Phật nằm lúc còn sống thì một bàn chân nằm ngang, một bàn chân dọc.
Tượng Phật nằm ở Ấn Ðộ, lúc Phật nhập diệt, hai bàn chân song song.
Tượng Phật nằm nghỉ ngơi ở Yangon, hai bàn chân một ngang một dọc, tay mặt chống đầu, miêng cười mỉm
 
Tượng Phật nằm ở Bago, tay xuôi theo đầu, hai bàn chân một ngang một dọc

Nghe ông tua gai nói tôi mới chú ý đến sự khác nhau giữa các tượng Phật. Mỗi thành phố đi qua đều có những tượng Phật độc đáo mà tôi đã ghi nhận được trong những tấm hình sau:
Hình số 1 là tượng Phật duy nhất có dáng ngồi như một người bình thường, tay phải tựa vào kỷ hay vào gối cao, thân mình nghiêng về bên phải, tay trái buông lỏng tự nhiên, nét mặt trẻ, vui vẻ, thân thiện như đang chuyện trò cùng những người thân thiết.
Hình số 2 là một thế ngồi đặc biệt khác, không phải kiết già mà là ngồi trên ghế, thân mình thẳng, hai chân buông chạm đất.
Hình số 3 đến 16 là những tượng Phật ngồi kiết già với những thủ ấn khác nhau. Mỗi thủ ấn có một ý nghĩa riêng. Thật đáng tiếc khi chụp hình những bức tượng này tôi đã không để ý đến chú thích trên các đế tượng nên đã bỏ sót một số ghi chú trên đó. Viết đến những dòng này tôi mới có cơ hội tìm hiểu thêm và đọc được các thủ ấn sau (xin ghi lại theo nguyên ngữ, tôi không biết tiếng Việt gọi là gì, Quý Vị và Các Bạn có biết xin vui lòng chỉ giáo, Ða tạ):
 
Về ý nghĩa các thủ ấn, tôi chỉ tìm được một số ít như sau:
1) Dharma Chakra Mudra (hình 6): Chuyển pháp, Phật thuyết pháp tại Vườn Lộc Uyển sau khi thành đạo.
2) Bhumisparsha Mudra (hình 11 –trái): Chạm đất Phật thành đạo dưới cội cây bồ đề.
3) Abhaya Mudra (hình 10 – trái ): Không sợ hãi
4) Dhyana Mudra (hình 9 – trái): Thiền định, sự hài hòa giữa ý, giác quan và thanh tịnh.
(http://www.exoticindiarar.com/mudra.htm)
5) Karana Mudra (hình 10 - phải): Tiêu trừ bịnh và ý tưởng tiêu cực.
Tôi chỉ tìm được vài giải thích lẻ tẻ trên nét, có dịp tôi sẽ tìm tòi thêm. Quý Vị và Các Bạn có biết xin vui lòng chỉ giáo, chân thành cảm ơn.
Như tôi đã nói ở trên, dường như dân Miến xem Phật như một người bạn đồng hành đáng kính, đáng yêu, đáng tin cậy của họ. Trong nhà thờ Phật, ra đường gặp Phật, vô chùa lạy Phật, đi đâu cũng có Phật bên cạnh, riết rồi họ thành… Phật luôn. Tôi nói thật đấy, không đùa đâu! Ít nhất tôi thấy cái tâm Phật ở lòng chân thật của họ. Nghèo thật nhưng vẫn chắt bóp mua vàng cúng Phật, biểu lộ niềm tin sắt son và lòng tôn kính tuyệt đối đối với Phật. Kế đến là sự quan tâm, chia xẻ với người kém may mắn. Tôi gặp một người phụ nữ Việt nam có chồng Miến. Chị kể gia đình chồng của chị đã 3 đời cưu mang 3 đời gia đình ông tài xế. Hiện tại, chị còn nhận nuôi một cháu gái mồ côi do nhà chùa gởi đến. Hỏi sao nhà chùa biết chị mà gởi. “Ông xã em hay đi chùa nên họ biết.” Một trường hợp khác là cô tiếp tân tại khách sạn Inle. Nói chuyện với cô nghe thấy thương làm sao! Bố mẹ mất khi cô mới 6 tuổi. Bốn anh chị em sống với ông bà 16 năm nay. Cô tốt nghiệp ngành châm cứu nhưng lại xin được chân tiếp tân tại khách sạn nên đi làm luôn để tự lập, bớt gánh nặng cho ông bà và anh chị lớn. Với cô, dù lương ít ỏi vẫn là một niềm vui lớn vì cô có dịp đền ơn ông bà và vì cô thương quá người anh lớn cũng không dư dả gì.
Chỉ một hai trường hợp thế thôi tôi vẫn mạnh dạn nói rằng, người Miến sống với Phật tâm trong sáng. Ðối với họ, Phật ở khắp nơi, chan hòa trong cuộc sống, trong lòng họ, trong tim họ, họ nghĩ đến Phật, đi theo Phật, đó là niềm tin duy nhất, vững chắc và sâu sắc, không so sánh được.

NHỮNG HÀO QUANG THÀNH CỔ
 
TTO - Đó là một thành phố sôi động và luôn cuốn chúng tôi vào guồng quay hối hả. Xe cộ nườm nượp trên phố, tàu bè tấp nập trên sông. Nhưng bên trong tấm áo hiện đại và có phần bụi bặm ấy, Mandalay vẫn in đậm những dấu ấn cố đô cuối cùng của lịch sử Myanmar và là niềm tự hào thường trực của bất kỳ người dân nào...
Những góc chùa trên đồi Sagaing

Myanmar: Hội thảo đại học Phật giáo nguyên thủy
  • Đại biểu các trường đại học Phật giáo Theravāda và học giả của 20 nước đã đến tham dự.
Buổi lễ khai mạc Hội thảo khởi đầu bằng nghi lễ đón tiếp các bậc trưởng lão, đại tôn túc, ông Bộ trưởng Bộ Tôn giáo chính phủ Myanmar, đại sứ và lãnh sự một số nước; kế đó là nghi thức lễ Phật, diễn văn chúc mừng, phát biểu của Ban tổ chức và các vị Đại trưởng lão, ông Bộ trưởng Bộ Tôn Giáo…
Từ 3 giờ 30 đến 5 giờ chiều hội thảo chính thức tiến hành với 7 diễn đàn.
Về phía Việt Nam, đoàn đại biểu đại học Phật giáo Theravāda Việt Nam tại Huế do Thượng tọa Pháp Tông làm trưởng đoàn, đã sang Sagaing tham dự cùng với 3 thành viên là: Thượng tọa Bửu Đức, Đại đức Thiện Đức và Đạo hữu Phan Minh Trị.





























Minh Hạnh sưu tầm và dịch thuật
Thiện Pháp trình bày

 

===============================

 

Shwe Kyaung monastery's carving, Mandalay



















Mandalay old palace

 





 

 

www.ducme.tv Việt Nam Tuần Qua - Nguyện vọng của gđ. A. Nguyễn xuân Anh - 06.01.2


 

 

www.ducme.tv Lời Sống Hôm Nay - Thứ Hai Sau Lễ Hiển Linh - 07.01.2013



 

 

* Shwedagon Pagoda - Rangoon, Myanmar


Ngôi chùa nổi tiếng trên thế giới, Shwedagon ở MIến Điện. Xem cảnh chùa từ 150 thước trên cao và vòng 360 độ. Cảnh bên trong chùa với những cột đồ sộ dát vàng, và cảnh chùa ban đêm cũng với cảnh quay 360 độ.


 

 

Chiêm ngưỡng công trình kiến trúc ấn tượng của năm


 

 


 

 

Ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư



 

 

Chủ doanh nghiệp FDI bỏ trốn, ngân hàng Việt điêu đứngĐại Dương


 

 

Bức tranh kinh tế ảm đạm và năng lực của lãnh đạo Việt Nam


 


 


Năm 2012 và chuyện vỡ nợ của những doanh nghiệp "khủng"


 


 


Bất động sản thêm tin xấu



 

1 comment:

  1. Nice post. I learn something totally new and challenging on blogs I stumbleupon on a daily
    basis. It will always be interesting to read articles
    from other authors and practice a little something
    from other web sites.

    Feel free to visit my website: soi cau mien phi ngay hom nay

    ReplyDelete

Thanks your Comment

Popular Posts

My Blog List