Friday, January 11, 2013

Tắc kè


 

 

Tắc kè

 



 


 

Tắc kè còn có tên là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Trông nó na ná con thạch sùng nhưng tắc kè to và dài hơn. Điều đặc biệt ở chúng là dưới các ngón chân có những phiến mỏng giúp chúng có thể bám chặt vào tường kể cả những lúc bò trên trần. Tắc kè có màu sắc khác nhau và có thể biến đổi để giống với màu của môi trường nơi nó sinh sống. Nhiều lúc nó leo trên cây mà ta không nhìn được vì màu da của nó giống như màu vỏ trên cây.

 

 

 

Trong tự nhiên, tắc kè sống trong các hốc cây, kẽ đá, trong các khe tường, các mái nhà, ngọn cây... Chúng săn tìm các loại côn trùng, sâu bọ... để ăn. Chúng chỉ phát hiện được mồi động chứ không nhìn được mồi tĩnh. Tới mùa đông, giống như các loài rắn, chúng nằm sâu trong các hang hốc để trú đông. Khi ấm lên, chúng mới bò ra để đi kiếm ăn.

 

Tới mùa sinh sản, cứ chiều chiều, con đực thường kêu để gọi con cái. Nó kêu “tắc kè, tắc kè” liên tục 10-12 lần. Càng về cuối, tiếng kêu càng thiểu não và yếu dần. Con cái “thấu tình” và sẽ tìm tới. Chúng đẻ ra trứng, mỗi lần 2 quả. Phải sau 3 tháng thì trứng mới nở. Khi nuôi, ta nên gom trứng lại và đưa vào chỗ ấp riêng để tránh con đực có thể ăn cả trứng.

 

 Tắc kè Gekko gekko ở Rạch Giá, Kiên Giang

 

Ở đảo Vân Đồn (Quảng Ninh), bà con thường đóng các hộp gỗ to bằng các hộp đựng bút của học sinh. Hộp rỗng và hở ở 2 đầu. Đó là hộp nuôi tắc kè. Ta có thể xếp hàng trăm hộp vào 1 cái cũi có quây lưới kín xung quanh. Họ bắt châu chấu, cào cào, gián... để cho tắc kè ăn.

 

Ở nhà chị Tâm tại đảo, tắc kè được ăn loại sâu chim do chị nuôi. Loại sâu này rất dễ nuôi. Nó ăn cám, ăn khoai, ăn cà rốt... và sinh sôi, tăng đàn rất nhanh. Loại sâu này không vũ hóa (không hóa bướm). Hàng ngày, chị để sâu vào các đĩa hoặc máng để trong khu nuôi. Tắc kè sẽ bò ra ăn ngay. Chị có bắc một số cành cây hoặc khúc gỗ từ đất lên tường. Trên đó, chị có buộc một số cốc nước (làm từ chai nhựa cắt ngắn bớt). Chúng sẽ bò ra đó để uống nước.

 

Việc nuôi tắc kè chẳng có gì khó khăn nếu như không nói là: Quá dễ!

 Hầu hết các con tắc kè săn được chỉ có trọng lượng dưới 200g. Ảnh: Đ.T. (Tuổi Trẻ)

Săn tắc kè

Tắc kè là một vị thuốc quý. Nó giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi, chữa hen, chữa lao phổi và cường dương. Phần quý nhất của tắc kè chính là cái đuôi tái sinh. Khi nó bị đứt, chỉ sau một thời gian là nó lại mọc ra cái đuôi mới. Có người nuôi tắc kè chỉ để khai thác... đuôi!

Công dụng của Tắc Kè trong đông y:  http://www.youtube.com/watch?v=_s4LAhXEzUo


 

 

Nuôi tắc kè không vất vả, nặng nhọc. Thậm chí, nuôi nó như một thú chơi như nuôi chim cảnh. Vì vậy, mọi nhà nên nghĩ tới. Tại sao lại không nuôi tắc kè!

KY THUAT NUOI TAC KE:  http://www.youtube.com/watch?v=dQRlrOw6D5M


 

Tắc kè hoa

Tắc kè hoa có khả năng biến đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống, nhằm ngụy trang trước kẻ thù hay con mồi. Mỗi màu sắc phản ánh tâm trạng, nhiệt độ, ánh sáng và những tác nhân kích thích xung quanh.

 


 

 

 


 

 

 


 

 

 


 

 

 


(Theo National Geographic)

 


Tập tin:Phelsuma l.
 laticauda.jpg

 

 

 

**********

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks your Comment

Popular Posts

My Blog List