Monday, July 1, 2013

7 "biểu tượng văn hóa" đẹp nhất nước Mỹ


 

 

                                                                                                                           

 
 
7 "biểu tượng văn hóa" đẹp nhất nước Mỹ
 
Có quá nhiều thứ để người ta nói về nước Mỹ, trong đó không thể không kể đến những công trình nghệ thuật độc đáo được xem như những biểu tượng văn hóa ở đất nước này.
 
Công trình Her Secret Is Patience (2009)
 
Công trình Her Secret Is Patience rực rỡ trong trung tâm thành phố Phoenix, Mỹ.

Công trình Her Secret Is Patience rực rỡ trong trung tâm thành phố Phoenix, Mỹ.
Công trình mang tên Her secret is patience là một tác phẩm nghệ thuật công cộng được thiết kế bởi nữ nghệ sĩ Janet Echelman dành cho thành phố Phoenix. Đây cũng là kết quả của sự hợp tác giữa các nghệ sĩ và đội ngũ kỹ sư từng đạt giải thưởng, các kiến trúc sư, các nhà kế hoạch, chế tạo. Công trình nằm ở trung tâm thành phố, trong công viên Civic Space đối diện với Trường Báo chí Walter Cronkite tại Đại học bang Arizona. Các chất liệu sử dụng để tạo nên tác phẩm bao gồm sơn, thép mạ kẽm, lưới se từ sợi polyester và đèn màu. Tiêu đề đặt cho tác phẩm là trích lời của nhà văn Mỹ Ralph Waldo Emerson và trong quá trình xây dựng nó còn có tên gọi khác là Sky Bloom.
Công trình đài phun nước Metalmorphosis (2007)
 
Công trình đài phun nước Metalmorphosis tại công viên Whitehall thành phố Charlotte, Mỹ.

Công trình đài phun nước Metalmorphosis tại công viên Whitehall thành phố Charlotte, Mỹ.
Đài phun nước đầu người có tên là Metalmorphosis là tác phẩm của David Černý – một nhà điêu khắc nổi tiếng người Séc. Nó được làm từ 14 tấn thép không gỉ, cao 7.6m, có thể xoay 360 độ được, và có thể tạo nên hình ảnh 3D khi nó xoay. Công trình độc đáo này hiện đang được đặt tại công viên công nghệ Whitehall tại thành phố Charlotte phía Bắc bang Carolina, Mỹ.
Tháp Watts (1921-1954)
 
Công trình Tháp Watts tại thành phố L.A, bang California, Mỹ.

Công trình Tháp Watts tại thành phố L.A, bang California, Mỹ.
Cha đẻ của công trình nghệ thuật này – ông Simon Rodia đã không thể tưởng tượng rằng, tác phẩm nghệ thuật của ông lại trở thành biểu tượng văn hóa của thành phố Los Angeles, Mỹ. Trong suốt 30 năm, ông Simon đã đi thu nhặt dây thép, gạch vụn và xi măng tạo nên công trình. Thành quả của ông trong suốt khoảng thời gian ròng rã đó là 17 tháp nhọn với hình thù khác nhau, ngọn cao nhất đạt 31m. Năm 1990, Bộ Nội vụ Mỹ xếp công trình này vào hạng Di tích văn hóa quốc gia, giao cho Bảo tàng mỹ thuật Los Angeles County Museums Of Art chăm sóc. Cho đến nay, hai ngọn tháp chính vẫn giữ kỷ lục là cột bê tông cốt thép một khối cao nhất mà không dùng đến ốc vít hay mối hàn nào. Do nằm cách xa trục giao thông chính nên mỗi năm chỉ có khoảng 45 nghìn khách du lịch tới chiêm ngưỡng công trình biểu tượng của thành phố danh tiếng bậc nhất bang California.
 Công trình Cloud Gate (2004)
Công trình Cloud Gate tại thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ.

Công trình Cloud Gate tại thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ.
Khi nhắc đến tác phẩm nghệ thuật công cộng này, nghệ sĩ Anish Kapoor xem đó là “một cánh cổng dẫn vào thành phố Chicago, một ý tưởng nên thơ về thành phố mà nó phản chiếu”. Nhìn từ xa, người ta có thể nhầm nó với một hạt đậu kim loại khổng lồ, còn khi đến gần, họ có thể thấy trên bề mặt phản chiếu rất rõ của nó là hình ảnh đường chân trời, quang cảnh thành phố và thậm chí khách bộ hành qua lại, song đã được biến đổi thành một khung cảnh mới mẻ, uốn cong tuyệt đẹp. Được tạo từ 168 tấm thép không gì, công trình có thể tích 2600 m3 và nặng hơn 100 tấn này hiện đang được đặt tại trung tâm công viên Thiên niên kỷ, thành phố Chicago, Mỹ.
Đài tưởng niệm Crazy Horse (1948)
 
Công trình Cloud Gate tại thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ.

Đài tưởng niệm Crazy Horse đang trong quá trình kiến tạo tại vùng đồi núi Black Hills, phía nam Dakota, Mỹ.
Đài tưởng niệm Crazy Horse nằm trong vùng đồi núi Black Hills, phía nam Dakota, là vùng đất thiêng liêng của người da đỏ Lakota. Crazy Horse là lãnh tụ chiến tranh của quân đội liên minh nhiều bộ lạc da đỏ chống người da trắng. Đài tưởng niệm này được xây cất từ hơn 60 năm nay bằng nghệ thuật điêu khắc trên núi và nhiều kỹ thuật điêu khắc khác để làm cho núi có được hình dáng như ý. Nghệ sĩ điêu khắc núi này là ông Korczak Ziółkowski, người đã từng cộng tác với nhà điêu khắc chính của núi Tổng Thống Rushmore Gutzon Borglum. Theo kế hoạch tượng núi đá nếu hoàn thành sẽ có kích thước dài 195m, cao 172 m và trở thành tác phẩm điêu khắc lớn nhất thế giới.
Cổng vòng cung Gateway Arch (1963-1965)
 
Gateway Arch và thành phố St. Louis kế bên sông Mississippi về đêm

Gateway Arch và thành phố St. Louis kế bên sông Mississippi về đêm
Gateway Arch, còn gọi là Gateway to the West, tọa lạc tại thành phố St. Louis, bang Missouri, là một phần thêm ra của đài tưởng niệm Jefferson National Expansion Memorial, nó có hình mái vòm, và được xem là biểu tượng của thành phố này. Công trình do kiến trúc sư người Mỹ gốc Phần Lan Eero Saarinen và kỹ sư kết cấu Hannskarl Bandel xây dựng và hoàn thành vào năm 1965. Với chiều cao 630 feet (192 m) Gateway Arch là đài tưởng niệm cao nhất tại Hoa Kỳ. Ðáy của mái vòm này cũng có kích thước tương đương với chiều cao. Bên trong của Gateway Arch rỗng hoàn toàn và có một hệ thống xe điện đặc biệt đưa du khách lên tới đỉnh mái vòm để ngắm cảnh thành phố, sông Mississippi và tiểu bang Illinois phía bên kia sông.
Tượng Nữ thần Tự do (1886)
 
Tượng nữ thần tự do trên đảo Liberty tại cảng New York, Mỹ.

Tượng nữ thần tự do trên đảo Liberty tại cảng New York, Mỹ.
Nhắc đến biểu tượng nước Mỹ, mọi người đều nghĩ đến ngay công trình nổi tiếng nhất đất nước này, đó chính là Tượng nữ thần tự do. Công trình là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích thước cực lớn cao 46m, nặng 204 tấn, đặt trên đảo Liberty tại cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào tháng 10 năm 1886. Đây là món quà của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ. Tượng nữ thần tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Công trình được coi là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ.
 
 
 
Theo Toptenz

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks your Comment

Popular Posts

My Blog List