From: Linh Nguyen
To: OCS Group
Sent: Tuesday, April 9, 2013 8:04 AM
Subject: [OCGroupForum] Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?
To: OCS Group
Sent: Tuesday, April 9, 2013 8:04 AM
Subject: [OCGroupForum] Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?
2.
Chuồng học hay trường
học?
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?
Hãy nhìn những " chuồng học " dành cho thế hệ tương lai của Đất nước, nhìn những gì mà lũ cẩu quan đã và đang làm, sẽ cho thấy những kẻ vô liêm sỷ đang cố bám víu vào những cái ghế ở Ba Đình, cố nhai nuốt nốt cái quần đùi rách của các em, ăn vụng nốt những quyển vở của các em khi đánh đắm tuốt tuột những con tàu Vina xin, Vina line, Vina...
Nói và làm, chỉ những người bị bệnh đao thì mới còn tin những lời nói của đám X Y Z.
"TRƯỜNG CỦA EM RÁCH NÁT, NẰM Ở GIỮA RỪNG HOANG"
Mai Thanh Hải
Mười mấy năm trước, chuyến công tác đầu tiên trong đời làm báo, lên xã biên giới ở huyện Quản Bạ (Hà Giang), khi đi qua điểm trường nằm ở bản, mình tròn xoe mắt ngạc nhiên khi thấy cái túp lều được gọi là lớp học, nằm trơ trọi giữa tứ bề núi đá trọc lóc.
Từ ngạc nhiên chuyển sang… khâm phục các cô các trò, bởi trường làng mình học ở vùng ngoại thành đất Cảng, ít nhất cũng có bàn ghế gỗ đặt trên nền đất lồi lõm và ít nhất cũng có mái che nắng, tường che mưa, bảng đen để viết, chứ không thông thống, dột nát và trò phải ngồi thân cây, cô dùng tường nứa làm bảng, như trên miền núi…
Bao năm đi làm báo, có lúc chợt giật mình tự trách, bởi sự ngạc nhiên – khâm phục ngày xưa đã trở thành vô cảm, vì đến vùng cao biên giới nào, cũng vẫn gặp những lớp học – ngôi trường như thế, nằm heo hút giữa thung sâu – núi cao.
Mà không ít đâu nhé! Càng những điểm trường nằm xa đường đi lại, càng gặp những cảnh rách nát và cô trò dạy và học, cứ như đánh trận.
Mùa hè còn đỡ, bởi mưa rào, còn lấy lá che đầu, giữ sách ngồi học.
Mùa đông dài dằng dặc, mới thấy cực khổ khi cả cô trò dúm dó như những con chuột, run cầm cập bởi gió lạnh vẫy vùng, sương mù luồn vào đặc quánh, che lấp cả tầm mắt trẻ con nhìn lên bảng.
Nhiều người hỏi: “Sao không đốt củi để sưởi?”.
Ối giời! Càng lên cao càng thấy hết rừng, núi đồi trọc lốc, đến kiếm củi nấu ăn còn khó, thứ để đốt, duy nhất là thân và lõi ngô để dành, sau vụ thu hoạch.
Chả thế mà bọn học sinh nội trú, cứ thứ 6 cuối tuần là được nghỉ buổi chiều, cho về sớm với bố mẹ, để ngày thứ Bảy và Chủ nhật đi kiếm củi, bòn lõi ngô, đầu tuần lếch thếch cùng sách vở – mắm muối đến Trường, để làm thứ nấu cơm canh, ăn cả trong tuần tới.
Mình không theo dõi về mảng Giáo dục – Y tế, nhưng cũng biết là đầu tư cho Giáo dục, nhất là xây dựng trường lớp các tỉnh vùng cao biên giới nhiều lắm.
Chả hiểu, số tiền ấy chậm giải ngân hay ở nước mình, nhiều cơ sở giáo dục quá mà qua bao năm, những nơi dạy con chữ – rèn con người vẫn cứ hồn nhiên đến mông muội, nguyên thủy vậy?
Mình đang cùng các anh chị trong tít Sài Gòn huy động tiền bạc – công sức để triển khai xây dựng điểm Trường Háng Gàng (xã Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái) 2 gian lớp học, tít trên đỉnh núi. Dẫu xa xôi, mọi thứ đều phải mang vác trên vai giáo viên, bộ đội, dân quân và phụ huynh, nhưng nhà lắp ghép, cũng chỉ gần 400 triệu.
400 triệu cho một ngôi trường rộng rãi, ấm áp, kín gió và dạy dỗ mỗi năm gần 100 đứa trẻ.
Chỉ 10 năm học, sẽ có cả nghìn đứa trẻ được học ra học, người ra người.
Như thế có hiệu quả – chất lượng, so với việc dạy khổ học sở như ở những nơi “trường của em rách nát, nằm ở giữa rừng hoang”, bây giờ không, nhỉ?
Hãy nhìn những " chuồng học " dành cho thế hệ tương lai của Đất nước, nhìn những gì mà lũ cẩu quan đã và đang làm, sẽ cho thấy những kẻ vô liêm sỷ đang cố bám víu vào những cái ghế ở Ba Đình, cố nhai nuốt nốt cái quần đùi rách của các em, ăn vụng nốt những quyển vở của các em khi đánh đắm tuốt tuột những con tàu Vina xin, Vina line, Vina...
Nói và làm, chỉ những người bị bệnh đao thì mới còn tin những lời nói của đám X Y Z.
"TRƯỜNG CỦA EM RÁCH NÁT, NẰM Ở GIỮA RỪNG HOANG"
Mai Thanh Hải
Mười mấy năm trước, chuyến công tác đầu tiên trong đời làm báo, lên xã biên giới ở huyện Quản Bạ (Hà Giang), khi đi qua điểm trường nằm ở bản, mình tròn xoe mắt ngạc nhiên khi thấy cái túp lều được gọi là lớp học, nằm trơ trọi giữa tứ bề núi đá trọc lóc.
Từ ngạc nhiên chuyển sang… khâm phục các cô các trò, bởi trường làng mình học ở vùng ngoại thành đất Cảng, ít nhất cũng có bàn ghế gỗ đặt trên nền đất lồi lõm và ít nhất cũng có mái che nắng, tường che mưa, bảng đen để viết, chứ không thông thống, dột nát và trò phải ngồi thân cây, cô dùng tường nứa làm bảng, như trên miền núi…
Bao năm đi làm báo, có lúc chợt giật mình tự trách, bởi sự ngạc nhiên – khâm phục ngày xưa đã trở thành vô cảm, vì đến vùng cao biên giới nào, cũng vẫn gặp những lớp học – ngôi trường như thế, nằm heo hút giữa thung sâu – núi cao.
Mà không ít đâu nhé! Càng những điểm trường nằm xa đường đi lại, càng gặp những cảnh rách nát và cô trò dạy và học, cứ như đánh trận.
Mùa hè còn đỡ, bởi mưa rào, còn lấy lá che đầu, giữ sách ngồi học.
Mùa đông dài dằng dặc, mới thấy cực khổ khi cả cô trò dúm dó như những con chuột, run cầm cập bởi gió lạnh vẫy vùng, sương mù luồn vào đặc quánh, che lấp cả tầm mắt trẻ con nhìn lên bảng.
Nhiều người hỏi: “Sao không đốt củi để sưởi?”.
Ối giời! Càng lên cao càng thấy hết rừng, núi đồi trọc lốc, đến kiếm củi nấu ăn còn khó, thứ để đốt, duy nhất là thân và lõi ngô để dành, sau vụ thu hoạch.
Chả thế mà bọn học sinh nội trú, cứ thứ 6 cuối tuần là được nghỉ buổi chiều, cho về sớm với bố mẹ, để ngày thứ Bảy và Chủ nhật đi kiếm củi, bòn lõi ngô, đầu tuần lếch thếch cùng sách vở – mắm muối đến Trường, để làm thứ nấu cơm canh, ăn cả trong tuần tới.
Mình không theo dõi về mảng Giáo dục – Y tế, nhưng cũng biết là đầu tư cho Giáo dục, nhất là xây dựng trường lớp các tỉnh vùng cao biên giới nhiều lắm.
Chả hiểu, số tiền ấy chậm giải ngân hay ở nước mình, nhiều cơ sở giáo dục quá mà qua bao năm, những nơi dạy con chữ – rèn con người vẫn cứ hồn nhiên đến mông muội, nguyên thủy vậy?
Mình đang cùng các anh chị trong tít Sài Gòn huy động tiền bạc – công sức để triển khai xây dựng điểm Trường Háng Gàng (xã Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái) 2 gian lớp học, tít trên đỉnh núi. Dẫu xa xôi, mọi thứ đều phải mang vác trên vai giáo viên, bộ đội, dân quân và phụ huynh, nhưng nhà lắp ghép, cũng chỉ gần 400 triệu.
400 triệu cho một ngôi trường rộng rãi, ấm áp, kín gió và dạy dỗ mỗi năm gần 100 đứa trẻ.
Chỉ 10 năm học, sẽ có cả nghìn đứa trẻ được học ra học, người ra người.
Như thế có hiệu quả – chất lượng, so với việc dạy khổ học sở như ở những nơi “trường của em rách nát, nằm ở giữa rừng hoang”, bây giờ không, nhỉ?
Lannguyen
Join Date
May 2004
Location
Abuja-Nigeria
Posts
8,087
Re: Chuồng học hay trường học?
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?[TT]
.
* Hình ảnh do MTH, các Thành viên Chương trình Áo ấm biên cương và đồng nghiệp, ghi được trong các chuyến công tác, khảo sát tại các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc. Một số ảnh đã được đăng tải trên mạng xã hội FB, OF, Phượt…
Theo Blog Mai Thanh Hải
PostSubject: Học trò vùng cao săn chuột để có thịt cho bữa ăn Sun Mar 03, 2013 5:50 pm
Học trò vùng cao săn chuột để có thịt cho bữa ăn
03/01/2013
Sống tạm bợ trong những căn lều trên vách núi siêu vẹo, hở toang hoác giữa ngày đông buốt giá, những đứa trẻ vẫn không ngại ngần để được đến trường học cái chữ. Nhà nghèo lại xa cách mấy quả núi, nên lũ trò nhỏ chỉ ăn tạm bợ qua ngày. Vài tháng chẳng biết đến miếng thịt cá, chúng nghĩ cách bẫy chuột để thỏa cơn thèm.
Xã Kim Bon, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, chủ yếu có hai dân tộc sinh sống là H’Mông và người Dao, sống rải rác trên các ngọn núi khác nhau. Trường học dành trẻ em trong xã cũng ở trên đỉnh một ngọn núi, đường lầy lội, sình lầy, gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Để đến được trường học, các em nhỏ phải vượt vài chục cây số đường rừng núi, vì thế không phải nhà nào cũng muốn cho con đi học, chưa kể đến ngày mùa, gia đình còn cần thêm lao động. Thế nên, tháng nào, cán bộ xã và giáo viên của trường cũng phải đến từng nhà vận động gia đình cho học sinh đi học.
Mỗi học sinh ở trọ tại những căn nhà như thế này phải trả 70.000 đồng/tháng.
Trường xa nên hầu hết học sinh đều phải học bán trú. Nhà có điều kiện thì cho con tiền thuê nhà trọ, mỗi tháng 70 nghìn. Những căn nhà dựng lên từ các mảnh gỗ, điện nước mỗi tháng mất chừng 7-9 nghìn đồng, chỉ đủ để thắp ngọn đèn đỏ cho góc học bài.
Đơn sơ vậy thôi, nhưng không phải gia đình nào cũng có đủ 100 nghìn mỗi tháng cho con trọ ăn học. Rất nhiều học sinh đã rủ nhau tự vác nứa, gỗ, ở nhà đến dựng lều gần trường ở tạm. Giường là mấy tấm gỗ mỏng ghép lại. Mỗi khi mưa đến, lũ trẻ lại túm tụm lại 1 góc, căng nilong tránh dột. Nhưng sợ nhất là mùa đông. Nhiệt độ vùng cao luôn dưới 10 độ, sương mù dày đặc, trời buốt giá. Lũ trẻ cuộn mình trong tấm chăn mà vẫn lạnh buốt chân tay. Đôi khi rét quá phải đốt thêm lửa giữa nhà.
Nhà do lũ học trò góp tre nứa dựng tạm.
Cái ở là vậy, cái ăn còn khổ hơn. Mỗi tuần về nhà chúng được bố mẹ cho vài bơ gạo, góp lại cũng chẳng đủ ăn cho cái sức tuổi đang lớn. Thế nên chúng đào thêm khoai sắn để nấu độn cùng cơm. Rau hái trong rừng hoặc tự trồng quanh lều, thêm vài quả bí vác từ vườn nhà đến. Thức ăn mặn chính là lọ muối ớt mẹ trộn cho. Đứa nào khá hơn thì có thêm lọ măng chua muối mặn. Vậy mà chúng cứ ngày qua ngày lớn lên.
Bữa cơm trắng hiếm hoi.
Nhưng lũ trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn ấy quanh năm thèm, chẳng cứ là thèm cơm trắng mà chúng thèm có được chút đạm, thứ mà thỉnh thoảng lắm mới được nếm mỗi khi có quà từ thiện hay đoàn khách đến thăm. Đã lâu rồi chúng chẳng còn nhớ đến cái hương vị của thịt thà cá mú. Đói quá đành ló cái khôn. Lũ trẻ bàn nhau sau giờ học, ra các nương lúa, ngô, sắn để đặt bẫy chuột, sáng hôm sau đi “gom” về làm thịt để cải thiện bữa cơm. Đứa lớn “mổ” chuột, đứa nhỏ rửa bát rau dưa. Đứa nào cũng háo hức chờ đợi đến bữa ăn quên đi cái gió buốt đang rít trên đầu, mặc cho manh áo mỏng chẳng đủ ấm cho thân, cũng chẳng buồn để ý đôi chân trần đang tím tái vì lạnh. Thật khó cầm lòng thay.
Cái chữ vùng cao quả là quý giá. Ấy vậy mà ở vùng đô thị, các phụ huynh còn đua nhau “chạy trường” những mong con mình được hơn người. Song bố mẹ đôi khi cũng chẳng hiểu nổi rằng cơm ngon, áo đẹp, lớp học tiện nghi cũng chẳng níu nổi chân lũ học trò bướng bỉnh, chúng còn mải mê với đấu trường game hay khoe tài tranh mã với đám bạn cùng trang lứa. Và những lãnh đạo ngành cũng bận họp quá nên “chẳng kịp” lo cho lũ trẻ có đủ nhà ấm, bữa ăn ngon.
T.H.
.
* Hình ảnh do MTH, các Thành viên Chương trình Áo ấm biên cương và đồng nghiệp, ghi được trong các chuyến công tác, khảo sát tại các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc. Một số ảnh đã được đăng tải trên mạng xã hội FB, OF, Phượt…
Theo Blog Mai Thanh Hải
PostSubject: Học trò vùng cao săn chuột để có thịt cho bữa ăn Sun Mar 03, 2013 5:50 pm
Học trò vùng cao săn chuột để có thịt cho bữa ăn
03/01/2013
Sống tạm bợ trong những căn lều trên vách núi siêu vẹo, hở toang hoác giữa ngày đông buốt giá, những đứa trẻ vẫn không ngại ngần để được đến trường học cái chữ. Nhà nghèo lại xa cách mấy quả núi, nên lũ trò nhỏ chỉ ăn tạm bợ qua ngày. Vài tháng chẳng biết đến miếng thịt cá, chúng nghĩ cách bẫy chuột để thỏa cơn thèm.
Xã Kim Bon, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, chủ yếu có hai dân tộc sinh sống là H’Mông và người Dao, sống rải rác trên các ngọn núi khác nhau. Trường học dành trẻ em trong xã cũng ở trên đỉnh một ngọn núi, đường lầy lội, sình lầy, gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Để đến được trường học, các em nhỏ phải vượt vài chục cây số đường rừng núi, vì thế không phải nhà nào cũng muốn cho con đi học, chưa kể đến ngày mùa, gia đình còn cần thêm lao động. Thế nên, tháng nào, cán bộ xã và giáo viên của trường cũng phải đến từng nhà vận động gia đình cho học sinh đi học.
Mỗi học sinh ở trọ tại những căn nhà như thế này phải trả 70.000 đồng/tháng.
Trường xa nên hầu hết học sinh đều phải học bán trú. Nhà có điều kiện thì cho con tiền thuê nhà trọ, mỗi tháng 70 nghìn. Những căn nhà dựng lên từ các mảnh gỗ, điện nước mỗi tháng mất chừng 7-9 nghìn đồng, chỉ đủ để thắp ngọn đèn đỏ cho góc học bài.
Đơn sơ vậy thôi, nhưng không phải gia đình nào cũng có đủ 100 nghìn mỗi tháng cho con trọ ăn học. Rất nhiều học sinh đã rủ nhau tự vác nứa, gỗ, ở nhà đến dựng lều gần trường ở tạm. Giường là mấy tấm gỗ mỏng ghép lại. Mỗi khi mưa đến, lũ trẻ lại túm tụm lại 1 góc, căng nilong tránh dột. Nhưng sợ nhất là mùa đông. Nhiệt độ vùng cao luôn dưới 10 độ, sương mù dày đặc, trời buốt giá. Lũ trẻ cuộn mình trong tấm chăn mà vẫn lạnh buốt chân tay. Đôi khi rét quá phải đốt thêm lửa giữa nhà.
Nhà do lũ học trò góp tre nứa dựng tạm.
Cái ở là vậy, cái ăn còn khổ hơn. Mỗi tuần về nhà chúng được bố mẹ cho vài bơ gạo, góp lại cũng chẳng đủ ăn cho cái sức tuổi đang lớn. Thế nên chúng đào thêm khoai sắn để nấu độn cùng cơm. Rau hái trong rừng hoặc tự trồng quanh lều, thêm vài quả bí vác từ vườn nhà đến. Thức ăn mặn chính là lọ muối ớt mẹ trộn cho. Đứa nào khá hơn thì có thêm lọ măng chua muối mặn. Vậy mà chúng cứ ngày qua ngày lớn lên.
Bữa cơm trắng hiếm hoi.
Nhưng lũ trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn ấy quanh năm thèm, chẳng cứ là thèm cơm trắng mà chúng thèm có được chút đạm, thứ mà thỉnh thoảng lắm mới được nếm mỗi khi có quà từ thiện hay đoàn khách đến thăm. Đã lâu rồi chúng chẳng còn nhớ đến cái hương vị của thịt thà cá mú. Đói quá đành ló cái khôn. Lũ trẻ bàn nhau sau giờ học, ra các nương lúa, ngô, sắn để đặt bẫy chuột, sáng hôm sau đi “gom” về làm thịt để cải thiện bữa cơm. Đứa lớn “mổ” chuột, đứa nhỏ rửa bát rau dưa. Đứa nào cũng háo hức chờ đợi đến bữa ăn quên đi cái gió buốt đang rít trên đầu, mặc cho manh áo mỏng chẳng đủ ấm cho thân, cũng chẳng buồn để ý đôi chân trần đang tím tái vì lạnh. Thật khó cầm lòng thay.
Cái chữ vùng cao quả là quý giá. Ấy vậy mà ở vùng đô thị, các phụ huynh còn đua nhau “chạy trường” những mong con mình được hơn người. Song bố mẹ đôi khi cũng chẳng hiểu nổi rằng cơm ngon, áo đẹp, lớp học tiện nghi cũng chẳng níu nổi chân lũ học trò bướng bỉnh, chúng còn mải mê với đấu trường game hay khoe tài tranh mã với đám bạn cùng trang lứa. Và những lãnh đạo ngành cũng bận họp quá nên “chẳng kịp” lo cho lũ trẻ có đủ nhà ấm, bữa ăn ngon.
T.H.
Lannguyen
Join Date
May 2004
Location
Abuja-Nigeria
Posts
8,087
Re: Chuồng học hay trường học?
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?[TT]
PostSubject: Lội sông đi học vì cầu tre thu phí Sun Mar 10, 2013 11:08 am
Lội sông đi học vì cầu tre thu phí
Lời bình trên Facebook của nhà báo Mạnh Quân: Sáng nay đi làm, mở đài FM, tự nhiên nghe đc cái bài rất cũ ngày xưa, có đoạn:
“Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta,
Vui tung tăng em ca, có Đảng, cuộc đời nở hoa”
Hình như là bài: Em là mầm non của Đảng.
Đã thấy vui vui. Nay vừa vào Vnexpress đọc được bài này, muốn cười phá lên quá. Ha ha ha:
————————————————�� �
Mùa mưa thì đu dây, còn vào mùa nắng, hàng trăm học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), phải lội sông sâu đến trường tìm “chữ” vì không có tiền trả phí qua cầu tre.
Mùa nắng, những chiếc bè phao ngưng hoạt động, người dân thôn Bung, Mò O, làng Già, làng Chai tự làm cầu tre bắc ngang qua sông Re để thu phí 2.000 – 5.000 đồng (kèm theo xe đạp, xe máy) hai lượt qua lại. Hôm nào có tiền thì học sinh đi cầu tre đến trường, khi hết tiền thì đành lội sông.
Đội áo lạnh, sách vở trên đầu, dò dẫm vượt sông.
Cầu tre thu phí, học sinh nghèo không có tiền
Đành lội sông sâu đến trường
Không chỉ vượt quãng sông Re rộng hơn 300 m, học sinh Tiểu học, THCS Sơn Ba còn vượt qua nhiều con suối rộng để đến trường. Thầy Đặng Ngọc Việt, Hiệu phó THCS Sơn Ba cho biết, nhiều lần trường kiến nghị với chính quyền địa phương can thiệp nhưng lãnh đạo xã bảo người dân tự làm cầu tre bắc qua sông, họ có quyền thu phí.
Nhiều em ngồi học mà quần sũng nước. Cô Lưu Nguyễn Thúy Ly, giáo viên Tiểu học Sơn Ba bộc bạch, thương học trò nghèo, có hôm các giáo viên trích tiền lương hỗ trợ các em tiền phí qua cầu nhưng chỉ vài hôm sau hết tiền là các em lại phải lội sông Re để rồi vừa học vừa run.
Những hôm trời mưa lớn, mực nước trên các sông suối dâng cao khiến học sinh không thể đến trường, có lớp vắng hơn 1/3 sĩ số. Tiểu học THCS Sơn Ba phải bố trí các giáo viên dạy học bù cho học sinh vào những ngày sau đó. Trước thực trạng này, huyện Sơn Hà đã nhiều lần kiến nghị tỉnh Quảng Ngãi xem xét hỗ trợ đầu tư chiếc cầu kiên cố bắc ngang qua sông Re nhưng do kinh phí quá lớn lên đến hàng chục tỷ đồng nên chưa thực hiện được. Mới đây Quảng Ngãi đã đồng ý chủ trương xây cầu qua sông Re ở xã Sơn Ba nhưng hiện vẫn chờ Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua.
PostSubject: Lội sông đi học vì cầu tre thu phí Sun Mar 10, 2013 11:08 am
Lội sông đi học vì cầu tre thu phí
Lời bình trên Facebook của nhà báo Mạnh Quân: Sáng nay đi làm, mở đài FM, tự nhiên nghe đc cái bài rất cũ ngày xưa, có đoạn:
“Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta,
Vui tung tăng em ca, có Đảng, cuộc đời nở hoa”
Hình như là bài: Em là mầm non của Đảng.
Đã thấy vui vui. Nay vừa vào Vnexpress đọc được bài này, muốn cười phá lên quá. Ha ha ha:
————————————————�� �
Mùa mưa thì đu dây, còn vào mùa nắng, hàng trăm học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), phải lội sông sâu đến trường tìm “chữ” vì không có tiền trả phí qua cầu tre.
Mùa nắng, những chiếc bè phao ngưng hoạt động, người dân thôn Bung, Mò O, làng Già, làng Chai tự làm cầu tre bắc ngang qua sông Re để thu phí 2.000 – 5.000 đồng (kèm theo xe đạp, xe máy) hai lượt qua lại. Hôm nào có tiền thì học sinh đi cầu tre đến trường, khi hết tiền thì đành lội sông.
Đội áo lạnh, sách vở trên đầu, dò dẫm vượt sông.
Cầu tre thu phí, học sinh nghèo không có tiền
Đành lội sông sâu đến trường
Không chỉ vượt quãng sông Re rộng hơn 300 m, học sinh Tiểu học, THCS Sơn Ba còn vượt qua nhiều con suối rộng để đến trường. Thầy Đặng Ngọc Việt, Hiệu phó THCS Sơn Ba cho biết, nhiều lần trường kiến nghị với chính quyền địa phương can thiệp nhưng lãnh đạo xã bảo người dân tự làm cầu tre bắc qua sông, họ có quyền thu phí.
Nhiều em ngồi học mà quần sũng nước. Cô Lưu Nguyễn Thúy Ly, giáo viên Tiểu học Sơn Ba bộc bạch, thương học trò nghèo, có hôm các giáo viên trích tiền lương hỗ trợ các em tiền phí qua cầu nhưng chỉ vài hôm sau hết tiền là các em lại phải lội sông Re để rồi vừa học vừa run.
Những hôm trời mưa lớn, mực nước trên các sông suối dâng cao khiến học sinh không thể đến trường, có lớp vắng hơn 1/3 sĩ số. Tiểu học THCS Sơn Ba phải bố trí các giáo viên dạy học bù cho học sinh vào những ngày sau đó. Trước thực trạng này, huyện Sơn Hà đã nhiều lần kiến nghị tỉnh Quảng Ngãi xem xét hỗ trợ đầu tư chiếc cầu kiên cố bắc ngang qua sông Re nhưng do kinh phí quá lớn lên đến hàng chục tỷ đồng nên chưa thực hiện được. Mới đây Quảng Ngãi đã đồng ý chủ trương xây cầu qua sông Re ở xã Sơn Ba nhưng hiện vẫn chờ Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua.
Lannguyen
Join Date
May 2004
Location
Abuja-Nigeria
Posts
8,087
Re: Chuồng học hay trường học?
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?[TT]
Trí Tín
PostSubject: Vừa học vừa lo trường… sập Thu Mar 28, 2013 6:15 pm
Không phải chỉ ở các trường học vùng quê của dân tộc thiểu số mới xập xệ như trong bài viết trên.
Lũ cẩu quan CS bận lo làm giầu thật nhanh, gửi con du học và mua nhà ở nước ngoài...
... Lo tẩu tán tiền bạc để sửa soạn ngày bỏ chạy...
***
Sóc Trăng: Vừa học vừa lo trường… sập
(Dân trí)- Những năm qua, ngành giáo dục Sóc Trăng đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng mới trường học ở nhiều địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường học lại chưa được đầu tư, thậm chí HS phải học trong những ngôi trường cũ kỹ, đã bị xuống cấp nghiêm trọng…
Tôi vừa về huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) theo lời “khẩn cầu” của nhiều phụ huynh và thầy cô giáo về vấn đề trường lớp xuống cấp nghiêm trọng, đang gây lo lắng cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Tại xã Mỹ Bình của huyện này có Trường tiểu học Mỹ Bình 1 (xã Mỹ Bình) - một ngôi trường được xây dựng từ thập niên 80 của thế kỷ trước nay đã bị hư hỏng nặng nhưng vẫn được sử dụng làm nơi học cho khoảng 300 học sinh. Trường này có chục phòng vừa làm phòng học vừa làm văn phòng nhà trường. Tất cả những phòng này đã bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có 3 phòng mới được “tân trang” lại “nhìn bề ngoài thì mới nhưng thực chất rệu rã lắm rồi”, một giáo viên cho biết.
Cảnh ở Trường tiểu học Mỹ Bình 1.
Còn 3 phòng nằm ở giữa thì không thể hình dung nổi khi vách tường xây bị nứt nhiều chỗ, các cột trước hàng ba bằng bê tông nay đã bị bong tróc lòi ra mấy cây sắt cũng đã bị hoen rỉ, mục nát ở phần chân. Còn phía trong của cả 3 phòng thì nhìn càng kinh hãi hơn khi xà, đòn tay đã bị mối mọt ăn chừng như muốn gãy ngang nên được người ta “băng bó” bằng cách chống thêm nhiều cây cột trụ chính giữa cho khỏi sập.
Cột chống sập tại Trường tiểu học Mỹ Bình 1.
Một phụ huynh tôi gặp ngoài đường than thở: “Biết trường lớp bị xuống cấp lâu rồi, phụ huynh cũng kiến nghị nhưng chưa thấy sửa sang gì. Cho con đi học vào mùa mưa bão này thật thót tim vì sợ trường sập bất cứ lúc nào”.
Trường còn một dãy hai phòng được dựng theo kiểu tạm bợ: Mái tôn, vách tôn cũ nhưng cũng phập phù theo cơn gió rung lắc. Một giáo viên cho biết: Năm học này trường có khoảng 13 lớp với gần 300 em. Dạy học trong những phòng học như thế này, mùa nắng thì nóng, mùa mưa vừa lo chống dột vừa lo trường sập.
Cảnh ở Trường tiểu học Long Bình 1.
Điểm trường này chỉ có 4 phòng học nhưng tất cả đều bị hư hỏng nặng. Điều dễ nhận thấy nhất là có hai phòng hệ thống ô-văng phía trước đã bị sập hoàn toàn, còn 1 phòng khác đà nối giữa các cột phía trước hàng ba cũng đã bị lở hết phần ximăng, chỉ còn trơ lại mấy cây thép bị gỉ sét. Phía trong phòng học cũng như ở trường Tiểu học Mỹ Bình: xà ngang, kèo, đòn tay bị hư nên được chống đỡ bằng những cây cột gỗ. Phía trên mái nhà lợp bằng Fibrôximăng lâu ngày bị đóng rong rêu đến nỗi cỏ mọc xanh cả mái, một số tấm đã bị bể nên mưa là nước cứ thoải mái chảy xuống đầu học sinh.
Cột chống sập tại Trường tiểu học Long Bình 1.
Một em học sinh cho biết: “Học trong phòng, mỗi khi có gió to sợ lắm chú ơi”. Nghe các em tâm sự mà tôi thấy lòng mình nặng trĩu…
Điều đáng lo hơn, khi chúng tôi đề cập đến thực trạng này thì chỉ nhận được những cái lắc đầu và …hướng dẫn lên cấp trên của những người có liên quan.
“Học trong phòng, mỗi khi có gió to sợ lắm...”.
B.D
***
Vừa học vừa lo trường sập
Đã nhiều năm nay, trường THCS Yên Mỹ, xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, Thanh Hoá xuống cấp nghiêm trọng, hàng trăm học sinh và giáo viên vừa học vừa lo trường sập.
Trường THCS Yên Mỹ xuống cấp nghiêm trọng.
Theo phản ánh của thầy, trò trường THCS Yên Mỹ, đã nhiều năm nay trường không được tu bổ nên đã xuống cấp trầm trọng. Trường THCS Yên Mỹ được thừa hưởng cơ sở vật chất của nông trường quốc doanh Yên Mỹ. Do được xây dựng từ những năm 1970 nên đến nay khu hành chính cũ của nông trường (trường học bây giờ) đã có nhiều hạng mục bị xuống cấp.
Thầy Mai Xuân Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, trường THCS Yên Mỹ có 170 học sinh. Hiện nhà trường có 6 lớp học, tuy nhiên chỉ có 4 lớp là đủ bàn ghế. Phòng học chật chội, nhà trường phải chia ra thành 2 ca học sáng và chiều.
Cửa sổ mục nát phải che bằng chiếu.
Trí Tín
PostSubject: Vừa học vừa lo trường… sập Thu Mar 28, 2013 6:15 pm
Không phải chỉ ở các trường học vùng quê của dân tộc thiểu số mới xập xệ như trong bài viết trên.
Lũ cẩu quan CS bận lo làm giầu thật nhanh, gửi con du học và mua nhà ở nước ngoài...
... Lo tẩu tán tiền bạc để sửa soạn ngày bỏ chạy...
***
Sóc Trăng: Vừa học vừa lo trường… sập
(Dân trí)- Những năm qua, ngành giáo dục Sóc Trăng đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng mới trường học ở nhiều địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường học lại chưa được đầu tư, thậm chí HS phải học trong những ngôi trường cũ kỹ, đã bị xuống cấp nghiêm trọng…
Tôi vừa về huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) theo lời “khẩn cầu” của nhiều phụ huynh và thầy cô giáo về vấn đề trường lớp xuống cấp nghiêm trọng, đang gây lo lắng cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Tại xã Mỹ Bình của huyện này có Trường tiểu học Mỹ Bình 1 (xã Mỹ Bình) - một ngôi trường được xây dựng từ thập niên 80 của thế kỷ trước nay đã bị hư hỏng nặng nhưng vẫn được sử dụng làm nơi học cho khoảng 300 học sinh. Trường này có chục phòng vừa làm phòng học vừa làm văn phòng nhà trường. Tất cả những phòng này đã bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có 3 phòng mới được “tân trang” lại “nhìn bề ngoài thì mới nhưng thực chất rệu rã lắm rồi”, một giáo viên cho biết.
Cảnh ở Trường tiểu học Mỹ Bình 1.
Còn 3 phòng nằm ở giữa thì không thể hình dung nổi khi vách tường xây bị nứt nhiều chỗ, các cột trước hàng ba bằng bê tông nay đã bị bong tróc lòi ra mấy cây sắt cũng đã bị hoen rỉ, mục nát ở phần chân. Còn phía trong của cả 3 phòng thì nhìn càng kinh hãi hơn khi xà, đòn tay đã bị mối mọt ăn chừng như muốn gãy ngang nên được người ta “băng bó” bằng cách chống thêm nhiều cây cột trụ chính giữa cho khỏi sập.
Cột chống sập tại Trường tiểu học Mỹ Bình 1.
Một phụ huynh tôi gặp ngoài đường than thở: “Biết trường lớp bị xuống cấp lâu rồi, phụ huynh cũng kiến nghị nhưng chưa thấy sửa sang gì. Cho con đi học vào mùa mưa bão này thật thót tim vì sợ trường sập bất cứ lúc nào”.
Trường còn một dãy hai phòng được dựng theo kiểu tạm bợ: Mái tôn, vách tôn cũ nhưng cũng phập phù theo cơn gió rung lắc. Một giáo viên cho biết: Năm học này trường có khoảng 13 lớp với gần 300 em. Dạy học trong những phòng học như thế này, mùa nắng thì nóng, mùa mưa vừa lo chống dột vừa lo trường sập.
Cảnh ở Trường tiểu học Long Bình 1.
Điểm trường này chỉ có 4 phòng học nhưng tất cả đều bị hư hỏng nặng. Điều dễ nhận thấy nhất là có hai phòng hệ thống ô-văng phía trước đã bị sập hoàn toàn, còn 1 phòng khác đà nối giữa các cột phía trước hàng ba cũng đã bị lở hết phần ximăng, chỉ còn trơ lại mấy cây thép bị gỉ sét. Phía trong phòng học cũng như ở trường Tiểu học Mỹ Bình: xà ngang, kèo, đòn tay bị hư nên được chống đỡ bằng những cây cột gỗ. Phía trên mái nhà lợp bằng Fibrôximăng lâu ngày bị đóng rong rêu đến nỗi cỏ mọc xanh cả mái, một số tấm đã bị bể nên mưa là nước cứ thoải mái chảy xuống đầu học sinh.
Cột chống sập tại Trường tiểu học Long Bình 1.
Một em học sinh cho biết: “Học trong phòng, mỗi khi có gió to sợ lắm chú ơi”. Nghe các em tâm sự mà tôi thấy lòng mình nặng trĩu…
Điều đáng lo hơn, khi chúng tôi đề cập đến thực trạng này thì chỉ nhận được những cái lắc đầu và …hướng dẫn lên cấp trên của những người có liên quan.
“Học trong phòng, mỗi khi có gió to sợ lắm...”.
B.D
***
Vừa học vừa lo trường sập
Đã nhiều năm nay, trường THCS Yên Mỹ, xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, Thanh Hoá xuống cấp nghiêm trọng, hàng trăm học sinh và giáo viên vừa học vừa lo trường sập.
Trường THCS Yên Mỹ xuống cấp nghiêm trọng.
Theo phản ánh của thầy, trò trường THCS Yên Mỹ, đã nhiều năm nay trường không được tu bổ nên đã xuống cấp trầm trọng. Trường THCS Yên Mỹ được thừa hưởng cơ sở vật chất của nông trường quốc doanh Yên Mỹ. Do được xây dựng từ những năm 1970 nên đến nay khu hành chính cũ của nông trường (trường học bây giờ) đã có nhiều hạng mục bị xuống cấp.
Thầy Mai Xuân Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, trường THCS Yên Mỹ có 170 học sinh. Hiện nhà trường có 6 lớp học, tuy nhiên chỉ có 4 lớp là đủ bàn ghế. Phòng học chật chội, nhà trường phải chia ra thành 2 ca học sáng và chiều.
Cửa sổ mục nát phải che bằng chiếu.
Lannguyen
Join Date
May 2004
Location
Abuja-Nigeria
Posts
8,087
Re: Chuồng học hay trường học?
Giáo dục XHCN: "Chuồng học" hay trường học?[TT]
Cầu thang gỗ hết hạn sử dụng.
Theo thầy Hạnh, hiện nay nhiều hạng mục của trường đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn tường, trần nứt dài hàng chục mét, vôi vữa bong tróc, loang lổ. Nhiều chỗ nước thấm qua, lâu ngày mọc rêu xanh rì ngay trong phòng học. Lan can cầu thang hỏng, bàn ghế cũ nát, cửa của từng phòng học cũng đã bị hư hỏng nặng; do đó rất nguy hiểm đến tính mạng của học sinh và giáo viên trong trường.
LÊ DƯƠNG
PostSubject: 70 học trò nghèo sống trong lều rách nát Fri Apr 05, 2013 6:40 pm
Học trò miền quê và vùng núi bị bỏ rơi trong nền giáo dục XHCN.
Các quan chức bận làm giàu và lo xây dinh thự cho gia đình họ!!
70 học trò nghèo sống trong lều rách nát
Không chỉ ăn cơm chấm muối, sống trong những căn lều nắng rọi, mưa dột, hàng chục học sinh nam và nữ THCS Trà Thọ (Quảng Ngãi) phải ở chung lều với nhau suốt nhiều năm.
THCS Trà Thọ huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) có 130 học sinh nhưng do địa hình cách trở nên hơn nửa trong số này phải ở bán trú trong những căn lều tạm phía sau trường. Đầu năm học, phụ huynh lại chặt lồ ô và mua bạt mang đến dựng lều cho con. Trường hiện có 5 căn lều, mỗi căn rộng hơn chục m2.
Em Hồ Thị Mai ở thôn Tre (học lớp 9) cho biết, các gia đình đều nghèo nên mỗi năm học chỉ dựng lều một lần. Đến giữa năm, mưa gió làm tốc mái, vách lều cũng hư hỏng nặng, nước tạt vào. Hơn nữa, do thiếu chỗ ở nên các bạn trai cũng ở chung lều với các bạn nữ cùng thôn.
Chiếc giường vừa là nơi ngủ vừa là chỗ học bài, treo quần áo... Mái thủng lỗ chỗ khiến những hôm trời mưa các em phải lên ngủ trên các phòng học để khỏi bị ướt.
Ngoài giờ học tập, các em đi tìm củi ở khu đồi quanh trường mang về nấu ăn.
Bếp nấu ăn đơn sơ của các học sinh nghèo.
Em Hồ Thị Phượng, học sinh lớp 8 ở thôn Tre, xã Trà Thọ- nhà ở cách xa trường 12 km phải ở lều trọ học ba năm qua. Vào dịp cuối tuần em phải đi bộ về nhà lấy gạo lúa rẫy (gạo đỏ) để có "cái ăn" ấm bụng ở lều trọ học suốt cả tuần.
[img]http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/31/c2/31-3,_Anh_7.jpg[img]
Bữa cơm trưa của các học sinh...
... gồm nồi cơm, hũ muối hột, vài trái ớt sim rừng.
Thầy Trương Quang Thọ, Hiệu trưởng THCS Trà Thọ tâm sự, mùa nắng có khoảng 70 học sinh ở lều trọ học nhưng mùa mưa lũ lại tăng lên tới 90 em bởi mực nước các sông suối dâng cao, đường đi khó khăn cách trở. Tháng 12/2012, một nhà thầu đã khởi công xây 10 phòng bán trú cho học sinh nhưng sau 3 tháng, móng nhà vẫn chưa hoàn thành, tiến độ ì ạch.
Trí Tín
Đăng lại từ:http://thntsaigon.forumsreality.com/...ruong-hoc#1347
Lannguyen xin cảm ơn thật nhiều.
Cầu thang gỗ hết hạn sử dụng.
Theo thầy Hạnh, hiện nay nhiều hạng mục của trường đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn tường, trần nứt dài hàng chục mét, vôi vữa bong tróc, loang lổ. Nhiều chỗ nước thấm qua, lâu ngày mọc rêu xanh rì ngay trong phòng học. Lan can cầu thang hỏng, bàn ghế cũ nát, cửa của từng phòng học cũng đã bị hư hỏng nặng; do đó rất nguy hiểm đến tính mạng của học sinh và giáo viên trong trường.
LÊ DƯƠNG
PostSubject: 70 học trò nghèo sống trong lều rách nát Fri Apr 05, 2013 6:40 pm
Học trò miền quê và vùng núi bị bỏ rơi trong nền giáo dục XHCN.
Các quan chức bận làm giàu và lo xây dinh thự cho gia đình họ!!
70 học trò nghèo sống trong lều rách nát
Không chỉ ăn cơm chấm muối, sống trong những căn lều nắng rọi, mưa dột, hàng chục học sinh nam và nữ THCS Trà Thọ (Quảng Ngãi) phải ở chung lều với nhau suốt nhiều năm.
THCS Trà Thọ huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) có 130 học sinh nhưng do địa hình cách trở nên hơn nửa trong số này phải ở bán trú trong những căn lều tạm phía sau trường. Đầu năm học, phụ huynh lại chặt lồ ô và mua bạt mang đến dựng lều cho con. Trường hiện có 5 căn lều, mỗi căn rộng hơn chục m2.
Em Hồ Thị Mai ở thôn Tre (học lớp 9) cho biết, các gia đình đều nghèo nên mỗi năm học chỉ dựng lều một lần. Đến giữa năm, mưa gió làm tốc mái, vách lều cũng hư hỏng nặng, nước tạt vào. Hơn nữa, do thiếu chỗ ở nên các bạn trai cũng ở chung lều với các bạn nữ cùng thôn.
Chiếc giường vừa là nơi ngủ vừa là chỗ học bài, treo quần áo... Mái thủng lỗ chỗ khiến những hôm trời mưa các em phải lên ngủ trên các phòng học để khỏi bị ướt.
Ngoài giờ học tập, các em đi tìm củi ở khu đồi quanh trường mang về nấu ăn.
Bếp nấu ăn đơn sơ của các học sinh nghèo.
Em Hồ Thị Phượng, học sinh lớp 8 ở thôn Tre, xã Trà Thọ- nhà ở cách xa trường 12 km phải ở lều trọ học ba năm qua. Vào dịp cuối tuần em phải đi bộ về nhà lấy gạo lúa rẫy (gạo đỏ) để có "cái ăn" ấm bụng ở lều trọ học suốt cả tuần.
[img]http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/31/c2/31-3,_Anh_7.jpg[img]
Bữa cơm trưa của các học sinh...
... gồm nồi cơm, hũ muối hột, vài trái ớt sim rừng.
Thầy Trương Quang Thọ, Hiệu trưởng THCS Trà Thọ tâm sự, mùa nắng có khoảng 70 học sinh ở lều trọ học nhưng mùa mưa lũ lại tăng lên tới 90 em bởi mực nước các sông suối dâng cao, đường đi khó khăn cách trở. Tháng 12/2012, một nhà thầu đã khởi công xây 10 phòng bán trú cho học sinh nhưng sau 3 tháng, móng nhà vẫn chưa hoàn thành, tiến độ ì ạch.
Trí Tín
Đăng lại từ:http://thntsaigon.forumsreality.com/...ruong-hoc#1347
Lannguyen xin cảm ơn thật nhiều.
Lannguyen
No comments:
Post a Comment
Thanks your Comment