From: Đỗ Thị Kim Loan
<mariadothikimloan@gmail.com>
Date: 2013/3/30
Subject: Fwd: HAPPY EASTER / THÊU TRANH BẰNG TÓC / VỀ ĐÂU ÁO LỤA HÀ ĐÔNG? / TÌINH CA THẬP TỰ
To:
Date: 2013/3/30
Subject: Fwd: HAPPY EASTER / THÊU TRANH BẰNG TÓC / VỀ ĐÂU ÁO LỤA HÀ ĐÔNG? / TÌINH CA THẬP TỰ
To:
Nhớ năm xưa...
Trong khu vườn nhỏ
Trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn, có một con chim quý thường cất tiếng hót lảnh
lót vào lúc ban mai.
Rồi thời gian trôi
qua...
Dư âm của tiếng hót
đó, tuy cách xa mà như vẫn còn vang vọng đâu đây !
(xin click vào hình dưới)
Vùng Trời Kỷ Niệm - Hiếu Thuận
Kính mời Quý vị thưởng
thức giọng ca Hiếu Thuận, qua 4CDs trong Juke Box
Vùng Trời Kỷ Niệm. Đó là :
1/ Còn Chút Gì
Để Nhớ
2/ Kỷ Niệm Xưa
3/ Misc
(Miscellanous)
4/ Trịnh Công
Sơn (nhạc tình cảm)
Quý vị chỉ việc bấm
vào mỗi Chủ đề rồi bấm tiếp vào nút Play Track để nghe.
Mặc dầu CD chót chỉ là
nhạc tình cảm, nhưng nếu Quý vị có dị ứng với TCS, thì xin coi như
không có trong Juke Box này.
Hy vọng Quý vị hài lòng với chương trình nhạc Mùa Phục
Sinh tuần này.
NHAT LUNG
THÊU TRANH BẰNG TÓC
=============================
Về đâu áo lụa Hà Đông?
“Nắng Sài Gòn anh đi
mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…” Lụa Hà Đông nức tiếng xa gần
chính là lụa được dệt nên tại làng Vạn Phúc (Hà Đông-Hà Nội).
Có tuổi đời gần 1.000 năm, lụa Vạn Phúc có đặc điểm mềm, mỏng,
nhẹ, thoáng mát nhưng không rạn, nhăn; qua thời gian màu không phai, hoa văn
vẫn sắc nét, sợi lụa không bị xê dịch. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc xưa kia chỉ dành
để may y phục cho vua chúa và các gia đình quan lại quyền quý.
Hiện nay, làng Vạn Phúc còn rất ít người dệt lụa. Đáng kể nhất là xưởng dệt lớn của nghệ nhân Triệu Văn Mão và một xưởng nhỏ của phường lụa Vạn Phúc. Trước kia, làng lụa Vạn Phúc cũng trồng dâu nuôi tằm kéo tơ, nhưng hiện nay, bà con đã bỏ hẳn công đoạn tự sản xuất tơ vì việc trồng dâu phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nguồn tơ bây giờ chủ yếu được thu mua từ các làng nghề chuyên trồng dâu nuôi tằm ở các tỉnh lân cận. Hình ảnh những dải lụa dài nhiều màu sắc được căng ra phơi dọc theo dòng sông Nhuệ cũng đã lùi vào quá khứ. Toàn bộ các công đoạn dệt, sấy, hấp, phơi đều được thực hiện bằng máy móc ngay trong xưởng dệt. Hình ảnh những người phụ nữ cần mẫn ngồi quay tơ dệt lụa thủ công lùi sâu vào dĩ vãng. Chỉ khi đi sâu vào bên trong làng, người ta mới có thể tìm thấy những guồng quay tơ thủ công mà nhiều gia đình làng lụa còn lưu giữ như một kỷ niệm đáng tự hào. Điều đáng buồn là hiện nay, không ít chủ cửa hàng trong làng dùng lụa Trung Quốc để làm giả lụa Vạn Phúc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín lụa Vạn Phúc. Một nghệ nhân lâu năm tâm sự, lụa giả ồ ạt chiếm thị trường, khiến cho hàng thật khó cạnh tranh về mặt giá cả. Hiện nay, giá bán lụa 100% tơ tằm truyền thống khoảng 350.000 đồng/m, lụa 70% tơ tằm giả khoảng 120.000 đồng/m. Chẳng biết những gia đình dệt lụa cuối cùng của làng lụa Vạn Phúc còn duy trì được tới đâu, sợ rằng nay mai đây, lụa Hà Đông cũng chỉ còn tồn tại trên thi ca, sách vở. Một số hình ảnh làng lụa Vạn Phúc:
Cổng làng được làm mới với những đường cong
trên mái thay thế cho khung thép tạm bợ đã nhiều năm
Không gian yên tĩnh của nơi thờ Tổ nghề
Tơ được mua từ các tỉnh lân cận
Việc cuốn tơ vào con thoi cũng được thực
hiện ngay trên giàn cửi.
Mỗi một lõi tơ này khi lắp vào con thoi sẽ dệt được một gang tay lụa với khổ ngang 1m.
Con thoi đã được hiện đại hóa để phù hợp với
khung cửi chạy bằng động cơ điện
Các hoa văn trên lụa được tạo nên từ những
mẫu như thế này
Để ra được một khổ lụa, những người thợ lành
nghề phải căng lên khung dệt đến 8.000 sợi tơ
Công việc căng rồi luồn 8.000 sợi tơ như vậy
qua một dàn kim tiêu tốn mất 3 ngày làm liên tục
Tuy đã được cơ giới hóa, nhưng máy móc không
thể thay thế hoàn toàn những bàn tay khéo léo của nghệ nhân sửa từng đường tơ
rối khi dệt
Hoa văn tinh tế và sắc sảo trên lụa Hà Đông
Sản phẩm khăn được dệt từ chất liệu
đũi, rất nhẹ và thoáng mát
Lụa Hà Đông còn được dùng để tạo nên các sản
phẩm bình dân như ví lụa thổ cẩm, túi xách, khăn cho giới trẻ, khăn cho
người trung niên…
Những ngày cuối tuần, ngoài những đoàn khách
trong nước, còn có một lượng lớn khách quốc tế đến thăm và mua lụa về làm quà
Phố lụa san sát, không hiếm những cửa hàng
dùng lụa Trung Quốc để giả lụa Hà Đông
Cách duy nhất để phân biệt lụa Trung Quốc và
lụa Hà Đông là xem dấu hiệu trên mép cuộn lụa
Bài - ảnh: Thế Anh
================================
|
|
- Tuyên bố về vụ án và phiên tòa tại Tiên
Lãng, Hải Phòng
- Trở về miền yêu thương
- Thứ Sáu Tuần Thánh
- Tâm sự với Chị Maria Mađalena
- Tử tù
www.ducme.tv Lời Sống Hôm Nay - Thất vọng và hy vọng -
30.03.2013
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2lFhqLwMjS4&feature=youtube_gdata
* TANGOAMADEUS 2012, Alejandra
Mantinan & Aoniken Quiroga, Part 3
http://www.youtube.com/embed/wd5xaPT2I9M
Đôi chân trần – Tiếng hát: Y
Moan
Bài hát ĐÔI CHÂN TRẦN,
tiếng hát từ vùng núi Tây Nguyên... Y Moan, là nhạc sĩ, là ca
sĩ, đã không còn ở trên trần gian... tiếng hát làm lòng nguoi chùng
xuống và...
No comments:
Post a Comment
Thanks your Comment