Tưởng
Niệm Cuộc Di Tản Chiến Thuật từ Vùng I và II vào Vùng III Chiến Thuật 38 năm
trước:
Ngày 21 tháng 3 năm
1975 nguyên gia đình bị Cộng sản bắn chết ở quốc lộ 1,
gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản.
gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản.
TẠI
BAN MÊ THUỘT
- 2 giờ 20 sáng ngày
thứ hai-10 tháng 3 năm 1975, quân Cộng sản bắc việt bắt đầu nã pháo đại bác 130
ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu.
- 4 giờ chiều ngày thứ hai-10 tháng 3 năm 1975, quân Cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...
- 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) Theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh.
- 4 giờ chiều ngày thứ hai-10 tháng 3 năm 1975, quân Cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...
- 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) Theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh.
TẠI
QUẢNG TRỊ
TẠI
HUẾ
Ngày
21 tháng 3 năm 1975 nguyên gia đình bị Cộng sản bắn chết ở quốc lộ 1,
gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản.
gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản.
Người
phụ nữ này 1 mình dẫn mấy đứa con chạy nạn từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân
với nỗi lo âu.
TẠI
CỬA THUẬN AN
Chiếc
xà lan Quân vận Vùng 1, di tản Quân & Dân chuyến cuối cùng từ Cửa Thuận An.
TẠI
ĐÀ NẴNG
Ngày
27-28 tháng 3 năm 1975, người Đà Nẳng chạy trốn Cộng sản.
Ngày
27-3-1975 Chuyến máy bay dân sự đầu tiên của Mỹ mướn đáp xuống phi trường Đà
Nẵng
để đưa người di tản, nhưng mỗi khi máy bay đáp xuống những hỗn loạn diễn ra dữ dội.
Nên các chuyến bay dân sự đó phải đình chỉ.
để đưa người di tản, nhưng mỗi khi máy bay đáp xuống những hỗn loạn diễn ra dữ dội.
Nên các chuyến bay dân sự đó phải đình chỉ.
Sau
đó thay đổi bằng 4 máy bay C-130 nhưng hỗn loạn vẫn liên tục nên 4 chiếc này
chỉ cất cánh
duy nhất được một lần vào ngày 29-3-1975
duy nhất được một lần vào ngày 29-3-1975
Ngày
27 tháng 3 năm 1975 tại bến tàu Đà Nẵng.
Cảng
Đà Nẵng, trong giờ phút hấp hối.
Người dân chạy trốn Cộng sản được câu lên tàu SS Pioneer Contender.
Người dân chạy trốn Cộng sản được câu lên tàu SS Pioneer Contender.
Một
số người dân di tản đả được ngồi yên dưới hầm Tàu.
Những
ngày cuối tháng 3-1975. Có 6 chiếc xà lan do các tàu kéo
từ Vũng Tàu ra Đà Nẵng để đưa người di tản.
từ Vũng Tàu ra Đà Nẵng để đưa người di tản.
Bến
tàu Đà Nẵng rất hỗn loạn, nên các chiếc tàu thả neo ngoài xa,
dân dùng thuyền bè từ bờ ra tàu tại Đà Nẵng
dân dùng thuyền bè từ bờ ra tàu tại Đà Nẵng
Mỗi
chiếc tàu chở được chừng 10 ngàn người thì nhổ neo về Cam Ranh.
Chiều
ngày 28-3-1975, tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Những cảnh hỗn loạn xảy ra.
Cả chục chiếc thiết vận xa M-113 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu.
Sau đó có nhiều chiếc bị chìm xuống biển và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót,
số người không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê.
Cả chục chiếc thiết vận xa M-113 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu.
Sau đó có nhiều chiếc bị chìm xuống biển và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót,
số người không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê.
Tối
28-3-75 bọn Cộng sản pháo kích vô căn cứ
Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, lửa cháy rực một góc trời.
Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, lửa cháy rực một góc trời.
Chiến
Hạm HQ-802 nhổ neo xuôi Nam lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975.
Và
những số người dân khác. cố gắng dùng đủ loại phương tiện để chạy ra khỏi Đà
Nẵng.
Phải bằng mọi cách để trốn thoát khỏi Cộng sản ngày 28 tháng 3 năm 1975.
Phải bằng mọi cách để trốn thoát khỏi Cộng sản ngày 28 tháng 3 năm 1975.
Ngày
30 tháng 3 năm 1975 Dân tị nạn từ Huế, Đà Nẵng và các thành phố khác
chen chúc chạy trốn Cộng sản trên quốc lộ 1 hướng vô Nam.
chen chúc chạy trốn Cộng sản trên quốc lộ 1 hướng vô Nam.
TẠI
TUY HÒA, PHÚ YÊN
Ngày
16 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột, Pleiku, KonTum, Phú Bổn nói chung là tất cả
các tỉnh trên
Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21.
Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21.
Nhưng
tổn thất nhất là con đường 7B có thể nói đó là
CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng.
CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng.
Những
người dân rút chạy khỏi cao nguyên ngày 19-3-1975 tại Phú Bổn, Kontum.
Một
quân nhân VNCH trên trực thăng đã cứu bé trong cuộc di tản hỗn loạn
Đoàn
xe nối đuôi qua cầu phao trên Sông Ba ngày 18-3-1975. Phú Yên.
Ngày
22-3-1975 một phụ nữ được trực thăng di tản ra khỏi Tuy Hòa,
ôm chặt con vào lòng với nỗi đau khổ vì người chồng còn kẹt ở lại.
ôm chặt con vào lòng với nỗi đau khổ vì người chồng còn kẹt ở lại.
THÁNG BA TRÊN TỈNH LỘ 7B.
(
Cảm tác theo hình ảnh và bài viết của Phi Loan- Hoàng Thị Cỏ May).
Tháng
Ba trên tỉnh lộ 7B,
Đoàn
người chạy loạn dài lê thê,
Người
mẹ tất tả đôi quang gánh,
Gia
tài là những đứa con kia.
Thằng
anh túm áo mẹ bước theo,
Thằng
em ngồi trong thúng thơ ngây,
Chắc
nó tưởng trò chơi chốc lát,
Mẹ
gánh về nhà như mọi ngày.
Theo
dòng người mẹ nó bước mau,
Cha
nó còn cố thủ dãi dầu?
Người
lính tan hàng không đơn vị,
Những
ngày cuối cùng anh ở đâu ?
Có
người di tản từ Pleiku,
Phố
núi cao, phố núi sương mù,
Hoa
Dã Quỳ vẫn vàng đâu đó,
Nước
vẫn trong xanh nước Biển Hồ.
Có
người di tản từ Kontum,
Đạn
bom xé nát rừng cao nguyên,
Người
dân ngơ ngác rời thành phố,
Nỗi
buồn cao như đỉnh Ngọc Linh.
Người
ta gọi nhau trong hãi hùng,
Kẻ
ngược người xuôi, đường mịt mùng ,
Về
Tuy Hòa hay đi Phú Bổn ?
Có
nơi nào bình yên hơn không?
Tiếng
khóc, tiếng súng, tiếng còi xe,
Rợn
người như từ ác mộng về,
Bên
đường đồ đạc nằm vương vãi,
Người
bên người mà vẫn phân ly.
Bao
quân, dân, cán, chính miền Nam ,
Trên
tỉnh lộ này đã hi sinh,
Quân
đoàn 2 rút quân, triệt thoái,
16
tháng Ba năm 75.
Đường
liên tỉnh lộ 7B ơi,
Bao
tháng Ba qua, bao ngậm ngùi,
Bốn
phương tám hướng đời dâu bể,
Ai có thể quên kỷ niệm này.
Nguyễn
Thị Thanh Dương.
(
March 20, 2013 )
******************************
38
năm qua, Phi Loan xin được mời các anh chị đọc để nhớ về thăng trầm và khổ đau
cuả dân tộc mình trên chặng đường di tản trong biến động 1975 trên con đường
tỉnh lộ 7B
Phi
Loan
(Viết cho những khốn khổ, những điêu linh của đất nước tôi và dân tộc tôi)
Tôi gấp quyển sách đang đọc dở dang, đưa tay chùi vội những giọt
nước mắt vừa lăn dài xuống má. Quyển sách đó có tựa đề thật đơn giản “Những
người tù cuối cùng” của tác giả PGĐ và chính anh cũng là một trong hai mươi
người tù cuối cùng được thả ra sau hơn mười bảy năm bị giam cầm, tù đày trong
lao tù Cộng sản. Anh và các bạn đã là nhân chứng sống của lịch sử. Những giòng
chữ đó có hấp lực thật lạ lùng, càng đọc càng như bị kéo ngược về dĩ vãng - một
dĩ vãng đau buồn và uất hận mà tôi đã cố chôn vùi thật sâu trong tận cùng của
ký ức...
Sau biến cố tang thương của tháng 3 năm 1975 khi Ban Mê Thuột bị
thất thủ - là kéo theo những đổ vỡ-những mất mát-những chia lìa-những đọa
đày-những uất hận của tập thể Quân Dân Cán Chính VIỆT NAM CỘNG HÒA của một quân
đội hùng mạnh của những người con đã sống chết cho lý tưởng Tự Do và sự phồn
vinh của dân tộc. Ba mươi sáu năm qua biết bao thăng trầm - nhưng mỗi lần nhớ
về, lại là những lần nhói buốt, nó như vết thương lòng không thể nào lành. Tôi
thầm cám ơn tác giả của quyển sách đó đã là động lực để tôi ngồi xuống ghi lại những
hình ảnh mà tôi đã chứng kiến của buổi chiều hôm ấy...
Trong cái lũ lượt của đoàn người di tản từ PLEIKU và KONTUM qua con
đường liên tỉnh lộ 7B. Con đường này bỗng nhiên ồn ào, náo nhiệt trong hỗn
loạn, rồi tiếng gọi nhau vang dội cả một góc rừng. Tiếng khóc than, tiếng xe,
tiếng súng nổ rền vang, hệt như đàn ong vỡ tổ, người chạy ngược kẻ chạy xuôi,
tìm kiếm người thân bị thất lạc, đồ đạc vất bừa bãi, những chiếc xe hư bỏ lại
trên đường ngỗn ngang. Tôi và HÙNG người em trai nhỏ, cũng tất bật trong đoàn
người gian truân đó, bây giờ chỉ còn hai chị em, ba mẹ và các em còn kẹt lại
Ban Mê Thuột, mấy bữa nay tôi đã chạy đôn chạy đáo để dò la tin tức gia đình,
nhưng biết hỏi ai bây giờ, bởi chẳng ai biết rõ điều gì đã xảy ra.
Trong tâm trạng rối bời đó, tôi chỉ còn nhớ một điều là khi đến
lớp, điều làm tôi ngạc nhiên là sĩ số các em học sinh đến trường chỉ còn một
nữa, tôi đang tìm câu trả lời thì có một em học sinh đến gần bên tôi nhỏ nhẹ
lên tiếng hỏi:
- Thưa cô, ba mẹ em muốn biết là cô có muốn chạy loạn cùng xe với
gia đinh em không?
Chạy loạn!!! Tôi nghe tiếng chạy loạn mà tim nhói đau, có nghĩa là
tôi phãi rời bỏ nơi chốn này, xa trường, xa học trò thân yêu của tôi, mà đi đâu
kia chứ? Nhìn đứa học trò ngoan mà tôi thương nhất lớp chưa biết phải trả lời
ra sao?
Tôi mới ra trường được vài tháng, nhận nhiệm sở ở đây, ngôi trường
nằm trên ngọn đồi thoai thoải trông thật dễ thương, tuy mới về nhưng tôi được
học sinh, phụ huynh học sinh và các đồng nghiệp thương mến chắc tại cái nhỏ
nhoi, yếu đuối của tôi trong làn sương mù và cái se lạnh của PLEIKU chăng? Tôi nghĩ
thế.
- Thưa cô, cô quyết định như thế nào ạ?
Tiếng nhỏ nhẹ của người học trò lại cất lên, cắt ngang giòng suy tư
của tôi, tôi lặng lẽ gật đầu. Thế là mọi chuyện cứ tuần tự đi qua như đã đuợc
sắp xếp tự bao giờ để giờ này đây tôi cũng có mặt trong đoàn người di tản. Khi chiếc
xe bị kẹt cứng, không thể nhích thêm một chút xíu nào, tôi nhảy xuống xe để
được thoải mái một lát và đi lần về phía trước, bỗng nghe một giọng ru con lanh
lảnh vừa ru, vừa khóc nghe thật não lòng!!...
- “Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi. Khó
đi mẹ dắt con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đời”.
Tôi lần theo tiếng ru hời đó, đến dưới gốc cây to thấy một người
đàn bà, đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch, ôm chặt đứa con trong lòng mà ru, tôi
tò mò bước đến gần để hỏi thăm, chỉ vừa kịp nhìn thấy đứa bé có nước da xám
sậm, tôi như muốn ngã qụy xuống, không biết đứa bé đã chết tự bao giờ, vậy mà
người mẹ vẫn cất tiếng ru nảo ruột để ôm ấp, để vỗ về con mình. Tôi kêu thất
thanh
- Xin giúp chị ấy, con chị đã chết rồi!
Thấy tôi la lớn tiếng, có mấy người đang ở gần đấy bèn chạy lại,
nhưng không thể nào lấy được đứa bé ra khỏi vòng tay của chị, chị cứ ghì chặt
đứa con của chị vào lòng, đứa bé như một bảo vật, một gia tài cuối cùng của
chị, chị vừa khóc vừa ru “Con đi trường học, mẹ đi trường đời".
“Chị đã thi đậu trường đời rồi đó chị”, tôi thầm nhủ như thế, định
mệnh oan nghiệt đã cướp đi người con yêu dấu của chị, chị cứ thế mà than van,
“Con ơi! con bú đi con...” Tôi đưa tay bịt tai lại để không còn nghe giọng ru hời
thống thiết của một người mẹ vừa mất đi đứa con nhỏ thân yêu.
Không thể chịu đựng thêm nữa, tôi vội quỳ xuống truớc khoảng đất
trống gần đó mà lạy mười phương tám hướng vừa khóc, vừa van vái. Xin tha cho
dân tộc con, cho đất nước con... Tôi úp mặt vào đôi bàn tay nhỏ bé kêu lên
"Chúa ơi!"...
Bỗng một bàn tay, đặt lên vai tôi
- Chị ơi, chạy mau đi, không kip nữa đâu.
Tiếng người em trai hối thúc. Tôi vội vàng đứng lên như người vừa
hoàn hồn, tôi chạy như bay để lại sau lưng người đàn bà đang ôm ghì xác đứa con
đã chết với tiếng ru hời bi thảm...
Ba mươi sáu năm trôi qua, chẳng biết người đàn bà với tiếng hát ru
hời ấy về đâu???
Phi Loan Hoàng thị Cỏ May
No comments:
Post a Comment
Thanks your Comment