Friday, March 1, 2013

Vũ khí Mỹ chống phong tỏa vịnh Hormuz


 

Vũ-khí Mỹ chống phong-tỏa vịnh Hormuz

trong trường-hợp Iran khóa Eo biển nầy !

TTKh.



From: Tran Ho
Subject: Vũ khí Mỹ chống phong tỏa vịnh Hormuz

 

 

Vũ khí Mỹ chống phong tỏa vịnh Hormuz 




Nhiều khả năng, Mỹ sẽ điều một loại tàu tấn công nhanh và hiện đại bật nhất của họ đến eo biển Hormuz trong trường hợp Iran khóa eo biển trọng yếu này.

Dù không đánh giá cao khả năng Iran dám đóng cửa eo biển Hormuz, nhưng Hải quân Mỹ vẫn chuẩn bị phương án đối phó với tình huống này nếu như nó xảy ra.
 
Trang mạng Gcaptain của Mỹ mới đây đã đăng một bài viết của tác giả Mike Schuler cho rằng, một trong những tàu chiến tàng hình cỡ nhỏ mới nhất của Hải quân Mỹ, được mệnh danh là Ghost (con ma) sẽ có thể được điều tới Hormuz để có thể sẵn sàng "mở thông" eo biển này và bí mật giám sát, theo dõi các hoạt động của Hải quân Iran cũng như thực hiện nhiệm vụ bảo vệ từ xa cho các chiến hạm cỡ lớn của Hải quân.
Ghost được phát triển bởi Juliet Marine Systems (JMS), một công ty chuyên phát triển các hệ thống công nghệ cao của Mỹ có trụ sở ở Portsmouth, NH. JMS tin rằng giải pháp của họ đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh hàng hải hiện nay.




Được mô tả như một "trực thăng tấn công trên mặt nước", Ghost là phương tiện chiến tranh đặc biệt được thiết kế để bảo vệ các tuyến đường biển và các mối đe dọa như cướp biển. 
Ghost là thành quả khoa học - công nghệ mới nhất của Hải quân Mỹ, di chuyển nhờ vào hai mô đun động cơ ở choãi hình chữ V ngược, làm cho thân tàu khi di chuyển luôn nổi trên mặt nước, giảm được tối thiểu tác động của lực cản, vì vậy mà tốc độ di chuyển của nó rất cao.
Với phương thức tấn công theo kiểu "bầy đàn", và hoạt động ở khu vực ven biển gần bờ, Ghost có tốc độ cao, khả năng cơ động, độ bền và mang tải vũ khí lớn.
JMS cho biết rằng, chỉ cần triển khai hai đội tàu Ghost có thể tạo ra khả năng bảo vệ hiệu quả đối với các tàu khu trục, các tuần dương hạm của Hải quân Mỹ đang hoạt động gần eo biển Hormuz.

 
Ghost (JMS) trong một cuộc thử nghiệm (R) và trong phòng điều khiểncủa Ghost (L)

"Những cuộc tấn công theo kiểu "bầy đàn" của Ghost là giải pháp hợp lý nhất của Hải quân để chống lại các tàu ca nô cơ động và các cuộc tấn công chớp nhoáng của Hải quân Iran", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của JMS Gregory Sancoff nói
Sức mạnh hỏa lực của Ghost chưa được tiết lộ. Ông Sancoff cho biết công ty đang tìm cách tích hợp vũ khí cho phương tiện này. Tuy nhiên, một điều có thể dự đoán trước là tất cả các loại vũ khí trang bị cho tàu "Con ma" này sẽ được thiết kế cất giấu hoàn toàn bên trong thân của nó. 

Ngoài ra, việc thiết kế thân tàu, cấu hình khí động học, vật liệu composite cho phép giảm tối đa độ bộc lộ trên màn hình radar của con tàu.
 Mỹ hạ thủy chiến hạm tàng hình Coronado   


Bản phác thảo chiến hạm tàng hình Conorado (LCS4) từ khi khái niệm thiết kế con tàu còn trên blue print (Artist concept provided to the US Navy courtesy of General Dynamics)

 


 


Hải quân Mỹ vừa hạ thủy chiến hạm mới theo thiết kế ba thân tối tân LCS4 Coronado.

Theo Austal USA, Hải quân Mỹ đã hạ thủy thành công tàu tuần duyên tấn công thứ hai (Independence-Variant Littoral - LCS) và được đặt tên là Coronado (LCS4). 
Tham gia dự lễ hạ thủy chiến hạm Coronado vào hôm 11/1, ông Joe Rella, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty Austal USA cho biết: "Con tàu đã hoàn thành 90%, nó (LCS4 Coronado) sẽ nhanh chóng được thử nghiệm trên biển vào cuối năm 2012". 

Coronado đã được cải tiến lớn về độ an toàn và khả năng hoạt động hiệu quả, việc triển khai phương pháp hạ thủy mới đã làm đơn giản hơn trong quá trình hạ thủy tàu, cũng như Austal đã nỗ lực lớn để giảm chi phí và thời gian hoàn thành con tàu để cung cấp cho Hải quân trong tương lai gần.
 
Coronado được thiết kế có thân dài 127 mét, thân tàu to ở phần giữa và đuôi, nhỏ dần ở phía đầu tàu. Với tải trọng vũ khí lớn và đa dạng, LCS4 có khả năng thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, gồm tuần tra giám sát bờ biển, hỗ trợ tác chiến trong đội hình với các tàu khác, thực hiện các hoạt động độc lập để theo dõi, tình báo giám sát các hoạt động của hải quân đối phương.

Theo thiết kế, tàu Coronado có khả năng mang theo 2 trực thăng SH-60 Sea Hawk làm nhiệm vụ trinh sát và chống ngầm. Ngoài ra, tàu còn có thể mang được một số máy bay do thám không người lái khác hoặc một trực thăng CH-53 Sea Stallion. Bong tàu có 4 làn khác nhau, đủ chứa nhiều đơn vị xe thiết giáp Stryker, Humvees và binh lính.
 

Thiết kế ba thân (trimaran) của tàu tạo ra khả năng di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 90 km/h (cao hơn hẳn so với các chiến hạm một thân cổ điển khác).
 
Được thiết kế bởi tập đoàn General Dynamics và Austal USA, tàu LCS đầu tiên của Hải quân Mỹ được đặt tên là Independence (LCS-2) đã chính thức được đưa vào phục vụ trong hải quân từ đầu năm 2010. 

Việc nhanh chóng hoàn thiện các khâu lắp ráp cuối cùng và thử nghiệm hoàn tất tàu Coronado giúp Hải quân Mỹ tiếp tục củng cố vị trí Lực lượng hải quân số 1 trên thế giới.
 

Bài từ ĐVO dẫn nguồn Austal

 

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x683.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x683.


9 January 2012: Mobile, Ala. - Two views of the littoral combat ship Pre-Commissioning Unit (PCU) Coronado (LCS 4) is rolled-out at the Austal USA assembly bay.
Coronado is scheduled to be christened Jan. 14, 2012 and will undergo sea trials later this year. (U.S. Navy photo )
 
Mỹ bí mật chuyển 15.000 quân tới Kuwait
 



Thời báo Los Angeles dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Ngũ Giác Đài bí mật điều động 15.000 lính cùng tàu chiến đến Kuwait.

Đây là lần điều động với quy mô lớn nhất trong vòng một thập kỷ qua của quân đội Mỹ tới quốc gia này.

Tư lệnh quân đội Mỹ tại Trung Đông cho rằng họ cần tăng cường thêm lực lượng để đối phó với Iran và các mối đe dọa tiềm tàng khác. 
Trên thực tế, Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Mỹ, Tướng James F. Amos cho hay, Ngũ Giác Đài đã nhận được lệnh tăng cường lực lượng đến khu vực này từ tòa Bạch Ốc vào cuối năm 2011, nhưng Ngũ Giác Đài vẫn hành động một cách từ từ.

Mới đây, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, động thái này của Mỹ không phải để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh, mà là để hỗ trợ cho lực lượng phản ứng nhanh tại đây trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự vì những vấn đề xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran.

 

 
image from US deploys 15,000 troops in Kuwait
-http://presstv.com/detail/221028.html


Trong số 15.000 quân vừa triển khai thêm tại Kuwait có những lực lượng phản ứng nhanh với quy mô nhỏ. Trong đó, có một lữ đoàn bộ binh khoảng 4.500 lính vừa rút khỏi Iraq và 2 đơn vị trực thăng chiến đấu. Điều đáng nói, từ Kuwait có thể triển khai lực lượng sang Iran một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, Ngũ Giác Đài cũng quyết định duy trì 2 tàu sân bay và các máy bay chiến đấu cơ tại khu vực này. 

Mới đây, HKMH Carl Vinson cũng được điều đến biển Arab để phối hợp với HKMH John.C.Stennis khi mà căng thẳng xung quanh eo biển Hormuz leo thang. Đây là eo biển có vị trí đặc biệt quan trọng tại Vịnh Ba Tư một lượng lớn dầu mỏ trên thế giới phải vận chuyển qua đây.


Hai HKMH Carl Vinson vả John.C.Stennis song hành đội hình trên vịnh Hormuz 

Mỹ cho rằng, Iran có thể sử dụng tên lửa chống hạm và các hệ thống vũ khí khác để tạm thời phong tỏa eo biển Hormuz, nhưng nếu cần thiết Quân đội Mỹ tại đây có thể nhanh chóng khôi phục lại tuyến đường biển quan trọng này.
Vừa qua, một chỉ huy Quân đội Iran, Tướng Ataollah Salehi cảnh báo, tàu sân bay John.C.Stennis không thể trở lại vùng biển này và sẽ phải sớm trở về Mỹ. 

Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố, sẽ duy trì 2 HKMH để theo dõi mọi động thái tại đây. Ngũ Giác Đài muốn Chính phủ Iran hiểu rằng, Quân đội Mỹ luôn đủ sức đối phó với họ khi họ đi quá giới hạn và cuộc khủng hoảng hiện nay vượt khỏi tầm kiểm soát.
Dù quân đội Mỹ được tăng cường đến Kuwait và trước đó, khoảng 9.000 binh Mỹ hiện diện tại Israel , nhưng với việc rút quân đại quy mô khỏi Iraq và Afghanistan, lực lượng của Mỹ tại khu vực này vẫn giảm đi rất nhiều.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks your Comment

Popular Posts

My Blog List