Saturday, October 13, 2012

40 NĂM SAU, LỜI "BỐ" NÓI VẪN CÒN MÃI ĐẤY!

 
Subject: Lại Văn Lý: 40 NĂM SAU, LỜI "BỐ" NÓI VẪN CÒN MÃI ĐẤY!
 
 
 
 
40 NĂM SAU, LỜI "BỐ" NÓI VẪN CÒN MÃI ĐẤY!
 
Lại Văn Lý
Thứ Bảy, Ngày 13 tháng 10 năm 2012
FORT WORTH, TEXAS - USA
P.O. BOX 151733, FORT WORTH, TEXAS 76108 - USA
Email:
LaiVanLy@yahoo.com
 
     
Hải Quân Sinh Viên Chuẩn Uý Lại-Văn-Lý
Khóa 26 - Đệ Tam KIM-NGƯU - Ngành Chỉ Huy - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang
1973-1975
 
 
Đến tuổi trưởng thành, Lý chọn Hải Quân xây mộng hải hồ, tung hoành trên biển cả... Tổ Quốc Đại Dương.
 

 
 
Trong Khoá 26 ĐỆ TAM KIM-NGƯU, Lý thuộc Toán QUỐC-THÁNH-QUÂN KỲ gồm 10 người; đi hàng đầu, là người thứ nhất tính từ trái qua phải, ôm súng GARANT M1. Bên tay trái của Lý là THÁNH KỲ. 
 
Một kỷ niệm trong ngày Lễ Mãn-Khoá ra trường của Khoá đàn anh 25 - Đệ Tam DƯƠNG CƯU, ngày 3 tháng 8 năm 1974: Trời Nha Trang nắng gắt, nóng hừng hực trên thao diễn trường, Niên trưởng Thiếu Tá Liên Đoàn Trưởng Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang đứng ngay bên phía tay phải của Lý, rút khăn tay ra lau mồ hôi đang chảy vào mắt phải của Lý làm Lý cứ nheo mắt lại; Lý hai tay bận ôm súng GARANT M1 đứng yên, không nhúc nhích, cũng không thể lau mồ hôi. Lý biết ơn Niên Trưởng cho đến hôm nay. Chút tình trong quân ngũ.
 
"Bạn ơi! Khi nào ai hỏi đến tên tôi: Đời tôi, lính chiến, cánh chim tung trời! Ngày nào, khi đất nước hết binh đao, giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu, trở về thành đô, nắm tay ta mừng nhau!" Ngày 3 tháng 8 năm 1974 Khóa đàn anh 25 - Đệ Tam DƯƠNG CƯU ra trường, tôi (Lại Văn Lý) thuộc Toán QUỐC-THÁNH-QUÂN KỲ gồm 10 người, đi hàng đầu, là người thứ nhất tính từ trái qua phải, ôm súng GARANT M1. Bên tay trái của tôi là THÁNH KỲ. 

Bài hát "Biệt Kinh Kỳ", sáng tác của Minh Kỳ:
 
"Bạn ơi! Quan hà xin cạn chén ly bôi...
Ngày mai tôi đã, đã đi xa rồi...
Thành đô lưu luyến, chắn bước chân tôi!
Trước giờ chia phôi: mấy ai không bùi ngùi?
Kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong lòng tôi!

Rồi đây, mai này ai hỏi đến tên tôi...
Bạn ơi! Hãy nói: "Khoác chiến y rồi!
Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên,
giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền,
có về là khi nước non vui bình yên!"


Nhớ lúc lên đường, đưa tiễn chân tôi,
thương lên khoé mắt, Mẹ nhắn đôi lời:
- "Diệt thù, lập công cho xứng tài trai!
Sắt son ghi lòng chớ phai!
Ai đi chinh chiến xây đắp tương lai,
con đi chinh chiến để nước yên vui!"
Lời mẹ hiền khuyên, nguyền khắc trong tim,
bao giờ dám quên?

Bạn ơi! Khi nào ai hỏi đến tên tôi:
Đời tôi, lính chiến, cánh chim tung trời!
Ngày nào, khi đất nước hết binh đao,
giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu,
trở về thành đô, nắm tay ta mừng nhau!"

(Bài hát "Biệt Kinh Kỳ", sáng tác của Minh Kỳ)

 
Ngày Khóa đàn anh 25 ra trường, ngày 3 tháng 8 năm 1974, tôi và các bạn cùng Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU đã làm tất cả những gì mà theo TRUYỀN THỐNG HẢI QUÂN chúng tôi phải làm: chúng tôi mừng "Bố" và "các bạn của Bố" mãn khóa. "Bố Con" là một trong số những điểm nổi bật trong TRUYỀN THỐNG HẢI QUÂN. Một Niên Trưởng đàn anh nhận một sinh viên đàn em làm "Con", và mình trở thành "Bố". 
 
"Bố" tôi hiền lành, là Niên Trưởng Khóa 25 HUỲNH BÁ DƯƠNG, nhưng không biết tại sao các Niên Trưởng Khóa 24 - Đệ Nhị SONG NGƯ lại gọi "Bố" tôi là HUỲNH BÁ "TÀ" DƯƠNG. Có lẽ "Bố" tôi "TÀ TÀ DÂN CHÍNH" quá chăng? Và... có lẽ "Bố" tôi đã bị các Niên Trưởng Khóa 24 - Đệ Nhị SONG NGƯ phạt cho như "tấm mền rách", như tôi?
 





    "tà tà: đi nhà xác!"      "Các anh 26 !!! Trước mặt các anh: núi non hùng vĩ! Sau lưng các anh: biển cả mênh mông!..."
 
 
Một ngày tháng 8 năm 1973, Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU sau khi ăn cơm với những nghi thức Hải Quân xong ("... kính chúc quý Niên Trưởng một bữa cơm ngon miệng", v.v...), đang sắp hàng chuẩn bị chạy từ Phạn Xá Sinh Viên Sĩ Quan về doanh trại, bỗng nhiên có một người lạ hoắc chen vào, tìm ra tôi và nhét vào tay tôi một hộp Vitamin C.

Tôi quay qua nhìn mặt "người", lòng nơm nớp lo sợ, không biết Niên Trưởng nào đây, có phải muốn "gài" tôi hay không? Khóa tôi đã có vài bạn bị "gài" qua Bộ Binh. Tôi nói thầm trong bụng: Chắc lại sắp sửa "bá thở" nữa rồi! Nhưng không! Sau giai đoạn HUẤN NHỤC tôi mới biết người đó là "Bố" tôi, "Bố HUỲNH BÁ "TÀ" DƯƠNG"!
 
Nha Trang là miền Thùy Dương Cát Trắng, các "em Nha Trang" nổi tiếng hiền thục Đoan Trang (cứ vào Câu Lạc Bộ Sĩ Quan chỉ cách trường Trung Học Kỹ Thuật Nha Trang một hàng rào dây kẽm gai là biết liền! Hahaha!!!)

Nếu có được những buổi chiều ngắm ánh tà dương nhớ về em thì cũng là một diễm phúc tuyệt vời cho đời lính ở quân trường, như tôi chẳng hạn. "Bố" Dương tôi đã được các đàn anh Khóa 24 - Đệ Nhị SONG NGƯ của "Bố" đặt cho biệt danh là "TÀ DƯƠNG." Tôi nghĩ chắc "Bố" không "TÀ TÀ DÂN CHÍNH" như tôi đâu!

Mà "Bố" là "ÁNH TÀ DƯƠNG" cứu tinh đã làm dịu mát hai lòng bàn tay bị phòng lên, căng đầy nước, của tôi sau một ngày "được" một Niên Trưởng đàn anh cho "chơi trò" chống tay trên thao diễn trường nóng bỏng. "Bố TÀ DƯƠNG" có cặp mắt nhìn thương cảm đối với tôi và đó là điều cấm kỵ mà tôi không được cho các Niên Trưởng đàn anh 25 khác biết trong thời gian HUẤN NHỤC.

 Vì "biết" là tôi "rách" như tấm mền... "Anh Lý không lăn thì không làm được việc lớn!" lời "Bố" nói vẫn còn mãi đấy!
 
1973 - "Bố" tôi, Bố HUỲNH BÁ DƯƠNG !!!
Khóa đàn anh 25 - Đệ Tam DƯƠNG CƯU -
TRƯỜNG SĨ QUAN HẢI QUÂN NHA TRANG
 
 
 
Chúng tôi Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU nhập trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang tháng 8 năm 1973 vào một đêm mưa gió bão bùng.
 
Dương vận hạm (LST - Landing Ship Tank) HQ-500 CAM RANH (Formerly USS Marion County (LST-975) , Acquired 12 April 1962) chở chúng tôi từ Cam Ranh ra Nha Trang phải mất một ngày vì trời bão!

 Niên Trưởng Hạm Trưởng HQ-500 CAM RANH đã "chào đón" các Sinh Viên Sĩ Quan bằng cách bắt chúng tôi sắp hàng đứng "thao diễn nghỉ" trên boong chính, trong lúc chiến hạm đang vặn mình nhấp nhô trên sóng, ngụp lặn trong cơn giông bão suốt từ Cam Ranh ra đến Nha Trang. Sau một ngày dài ruột gan lên xuống, ngất ngư con tàu đi, từ xa, lúc còn ngoài khơi, tôi nhìn vào bờ, sau màn nước mưa dầy đặc, thành phố Nha Trang nổi tiếng thơ mộng chỉ là một vùng ánh sáng lờ mờ... Huyền ảo thay! Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra???
 
Đổ bộ xuống Cầu Đá, chúng tôi ướt sủng, mệt lả và đói meo với túi quân trang trĩu nặng nước mưa trên vai. Sau 10 giờ đêm, đoàn xe chở 182 Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU vừa đổ xuống trước cổng quân trường thì nhanh như chớp, một rừng đàn anh Khóa 25 "ở đâu" ùa tới, la hét vang trời. "Các anh 26 !!! Các anh 26 !!!" Và thế là những "trò chơi" bắt đầu - một giai đoạn cam go - giai đoạn HUẤN NHỤC hay còn gọi là HUẤN CHÍ.

Xin chú ý, tôi gọi những hình phạt trong thời gian HUẤN NHỤC là những "trò chơi" vì hình phạt nào của đàn anh 25 cũng ngộ nghĩnh, chưa từng thấy trong thời gian 3 tháng rèn luyện Căn Bản Quân Sự ở Trung Tâm Huấn Luyện Cam Ranh bao giờ!
 
Ngày đầu vào quân trường, phải nói là "đêm" đầu mới đúng vì vào trường sau 10 giờ đêm, tôi đã được hân hạnh ôm cây GARANT M1 nằm ngủ quên dưới cơn mưa trong sân cờ TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG vì quá mỏi mệt, sau khi bị phạt từ ngoài cổng phạt vô mà chẳng biết mình bị tội gì.

Ôi, "người yêu GARANT M1" đầu đời thánh thiện của tôi! Tôi bồng súng trên mình trong tư thế nằm ngửa ngủ quên trên sân cờ mà như bồng em trong giấc ngủ đam mê dật dờ mỏi mệt.

Tôi giật mình thức giấc khi hai lỗ tai lùng bùng nghe tiếng thét trong đêm khuya chen lẫn trong tiếng gió, mưa: "Các anh 26 !!! Các anh 26 !!!" Từ đó, mỗi lần nghe tiếng thét "Các anh 26 !!!" của đàn anh là tôi nổi da gà! Dù là trong cơn mưa, gió, lạnh lùng của Nha Trang trời tháng 8.
 
Sau khi Khóa đàn anh
25 đi rồi (mãn khóa Ngày 3 tháng 8 năm 1974), tôi buồn vì không có Khóa 27 đàn em vào để tôi có thể thấy TRUYỀN THỐNG HẢI QUÂN tốt đẹp được tiếp tục TRUYỀN qua nhiều thế hệ sau này. Khóa đàn anh 25 - Đệ Tam DƯƠNG CƯU đã hấp thụ đầy đủ giai đoạn HUẤN NHỤC truyền thừa từ 24 Khóa trước, cho nên Khóa đàn em 26 - Đệ Tam KIM NGƯU chúng tôi vào trường là lãnh đủ những "trò chơi khốc liệt nhất trong giai đoạn HUẤN NHỤC" một cách tuyệt vời!

Nghĩa là tất cả những "trò chơi" đúc kết từ 25 Khóa trước của Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, thuộc TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG, chúng tôi đều đã phải trải qua. 
 
Mặc dù TRUYỂN THỐNG "HUẤN NHỤC" HAY "HUẤN CHÍ" CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA bị gián đoạn, nhưng "Anh Lý không lăn thì không làm được việc lớn!" lời "Bố" tôi nói 40 năm trước vẫn còn mãi đấy!
 
Bên cạnh những môn học chính thức trong chương trình huấn luyện 2 năm của Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân đến từ Văn Hóa Vụ, khóa đàn anh còn "chỉ lại" cho khóa đàn em nhiều thứ lắm, từ cách "đi bờ" với "đào" cho đến những điệu khiêu vũ... bắt cả khóa đàn em ra sắp hàng ngang, học tại Thao Diễn Trường. Anh nào không biết "VỚI LÒNG NÀNG ANH LÀ HOÀNG TỬ", "đi bờ" ở phố Nha Trang mà "thua" Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân, "làm tối nước Hải Quân" thì khi về lại quân trường, cứ chuẩn bị lãnh cái búa là vừa: cứ TẢ TƠI NHƯ TẤM MẾN RÁCH, vân vân và vân vân. Chưa kể cách "đi bờ" độc đáo qua ngã trường Trung Học Kỹ Thuật Nha Trang phía sau Câu Lạc Bộ Sĩ Quan đã được các "Bố" chỉ dạy cho "con cưng" của mình vào những ngày "Phượng buồn"...
 
"Anh đến với em vào một ngày trời đẹp nắng
Một ngày phượng hồng thắm trong đôi mắt buồn xa xăm
Phượng hay bâng khuâng tưởng chừng như cô đơn
Nên khi chiều xuống thấy vấn vương trong tâm hồn

Em có biết không hè về phượng hồng đẹp lắm
Tình mình càng nồng thắm cho bao ước vọng trào dâng
Giờ trong tim tôi màu hồng không phai phôi
Xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn phượng ơi

Lòng vẫn hay buồn vì đời thay đen đổi trắng, người dối gian
Dẫu là bể vui cho những người nhiều tình yêu... càng xót xa nhiều

Trong tiếng hát ve phượng hồng là hoàng hậu đó
Phượng buồn vì tình đã tan theo sóng biển nổi trôi
Ngàn năm trong tôi tình này không phai phôi
Xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn phượng ơi

Ngàn năm trong tôi tình này không phai phôi
Xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn phượng ơi..."
 
(Phượng Buồn - Sáng tác: Nhạc: Thanh Sơn; Thơ: Phương Vũ)
 
 
Những ngày sau khi khóa đàn anh 25 ra khơi, khóa đàn em 26 ở trong quân trường buồn rười rượi. Buồn vì không có khóa đàn em 27 vào để mình chỉ dạy và buồn vì nhớ các Niên Trưởng 25 một thời HUẤN NHỤC cam go. Ca dao Việt Nam có câu: "Gió đưa trăng thì trăng đưa gió, trăng lặn rồi gió biết đưa ai?" 
 
Hình chụp Ngày 31 tháng 12 năm 1973, trong Phật Thất Đạo - Niệm Phật Đường - TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG.
Bên trái là đàn em Khóa 26 Đệ Tam KIM NGƯU, chính giữa là Hải Quân Trung Tá Nguyễn-Văn-Nhựt Chỉ Huy Phó TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG (Khóa 8 - Đệ Nhất HỔ CÁP) đang bước vào, bên phải là đàn anh Khóa 25 - Đệ Tam DƯƠNG CƯU.
 
 
 
Hải Quân Trung Tá Nguyễn-Văn-Nhựt Chỉ Huy Phó
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG
(Khóa 8 - Đệ Nhất Hổ-Cáp)
 
 
 
Năm 1973 tôi 22 tuổi. "N
ăm 1973 đó, người trai thời loạn, anh đã lên đường theo tiếng gọi của non sông: Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, Khoá 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, Ngành Chỉ Huy, 1973-1975." như tôi đã viết trong bài "ĐỆ THẤT 3 - TÌNH BẠN CHỈ CÒN LÀ KỶ NIỆM. Niên Khóa 1964-1965 Trường Trung Học Duy Tân Phan Rang, Việt Nam."
 
Đặc biệt, cùng Khoá 26 - Đệ Tam KIM NGƯU tôi có một bạn cũng đã học cùng lớp "ĐỆ THẤT 3 - Niên Khóa 1964-1965 Trường Trung Học Duy Tân Phan Rang" này, đó là bạn Nguyễn Văn Hảo.
 
 
"Như một kết quả do nguyên nhân lũ lụt, các lớp bị sập, trường thiếu phòng ốc, phải chờ xây lại; chúng ta đã phải thay phòng nhiều lần trong Đệ Nhị Lục Cá Nguyệt của Lớp ĐỆ THẤT 3 vào năm 1965. Quý Thầy Cô cũng chật vật theo những khó khăn của chúng ta. Ông NGUYỄN CAO KỲ đã tặng nhà trường một triệu đồng để kiến thiết lại phòng ốc khi đi kinh lý PHAN RANG trong tháng 12 năm 1964. Thầy ĐẶNG VŨ HOẢN đã có công xây dựng và phát triển TRƯỜNG TRUNG HỌC DUY TÂN. Năm 1965, Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU về thăm tỉnh nhà; Thầy lại chào và xin thêm được một ngân khoản là bốn trăm ngàn đồng, để xây thêm lớp học.
 
Thầy ĐẶNG VŨ HOẢN làm Hiệu Trưởng gần 9 năm, từ tháng 8 năm 1964 cho đến tháng 7 năm 1973, trước khi Thầy đổi về làm Thanh Tra Giáo Dục tại Sài Gòn năm 1973. Năm 1973 đó, người trai thời loạn, anh đã lên đường theo tiếng gọi của non sông: Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, Khoá 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, Ngành Chỉ Huy, 1973-1975. Trong khoá đó, có một bạn ĐỆ THẤT 3 (Nguyễn Văn Hảo) cùng thụ huấn với anh.
 
Nhiều kỷ niệm gần 2 năm ở TRƯỜNG này, và nhiều cảm TÌNH đồng đội trong quân ngũ - nhất là trong thời gian "húi tóc trụi lủi" ở Cam Ranh, mái tóc dài chải tém của "bạch diện thư sinh" biến mất, lối sống "tà tà dân chính" cũng không còn, khi anh mới chập chững vào học khoá Căn Bản Quân Sự của "Tân Binh Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân", mang giầy "Bốt-đờ-sô", mặc quần áo "Trây-di", đầu đội nón sắt, lần đầu tiên biết đưa tay lên chào, nếm mùi kỷ luật sắt quân đội, ngữi mùi thuốc súng khi tập bắn, làm quen với súng đạn chiến tranh, "Quân trường đổ mồ hôi, sa trường bớt đổ máu!" và đặc biệt thời gian "HUẤN NHỤC" do Khoá đàn anh 25 ĐỆ TAM DƯƠNG-CƯU, "Các anh 26! Trước mặt các anh: núi non hùng vĩ! Sau lưng các anh: biển cả mênh mông!..." việc gì cũng "ba mươi giây!", "tà tà: đi nhà xác!", 
 





                    "tà tà: đi nhà xác!"                      "Các anh 26 !!! Trước mặt các anh: núi non hùng vĩ! Sau lưng các anh: biển cả mênh mông!..."
 
cam go để vượt qua thử thách, nhẫn nhục để làm nên việc lớn, bền bỉ chịu đựng ở Nha Trang, lúc đó mới thấy thương Cha thương Mẹ lúc ở nhà trong làng NẠI đã quá nuông chiều mình vì cưng con trai út - anh sẽ ghi lại trong tập hồi ký TÌNH XƯA TRƯỜNG CŨ của mình.
 
Ở tuổi trưởng thành, anh đã chọn Hải Quân xây mộng hải hồ, tung hoành trên biển cả... Tổ Quốc Đại Dương, như đã ước nguyện khi còn nhỏ chèo xuồng trên sông NẠI, một trong những mục tiêu khi lớn lên mình sẽ làm gì.
 
Khoá 26 ĐỆ TAM KIM-NGƯU có 182 Sinh Viên Sĩ Quan - nghĩa là anh có 181 bạn cùng khoá, trong đó có một bạn cũng là bạn học Lớp ĐỆ THẤT 3 (Nguyễn Văn Hảo) - hẹn nhau ngày ra đơn vị...
 
Hãy bấm vào đây để xem một sự thật lịch sử của đầu năm 1973 nước Việt Nam ta: http://www.youtube.com/watch?v=hwvXyzo7MjM "
(Hết trích)

 
 
"Anh Lý không lăn thì không làm được việc lớn!" lời "Bố" tôi nói vẫn còn mãi đấy. Tháng 8 năm 1973.
 
 
 
"Bá thở" với túi quân trang, đừng hòng được "Phè Cánh Nhạn!" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Anh kia! Có biết quỳ không? Xứng đáng gì mà nhìn mặt đàn anh?" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Các anh 26 !!! Không những biết lăn mà còn phải biết lăn ngược nữa!" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Các anh 26 !!! Nhảy sẻ xuống Phạn Xá Sinh Viên Sĩ Quan để... ăn cơm theo nghi thức Hải Quân!" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Quỳ gối sắp hàng trước Phạn Xá Sinh Viên Sĩ Quan, rồi "từng bước từng bước thầm", vào... ăn cơm theo nghi thức Hải Quân!" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Sau khi ăn cơm theo nghi thức Hải Quân, chạy từ Phạn Xá Sinh Viên Sĩ Quan về doanh trại!" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Lăn không đẹp, không làm... đàn em!" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Thử sức nóng của Thao Diễn Trường bằng cách lăn. Em nào "chống đối", không lăn thì... cứ như tấm mền rách! Không "rách" thì cho qua Bộ Binh!" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Các anh 26 !!! Ngồi ghế Hạm Trưởng! Sướng thấy mồ!" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Các anh 26 !!! Vào Hải Quân phải biết "Nhìn những mùa Thu đi!" Biết không? Không biết thì "rách" đến nơi!" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
Niên Trưởng 25: - "Đàn em chống đối quá cán bộ!"
Cán bộ: - "Các anh 26 !!! Thăng thổ hết đi! Mau lên! Xứng đáng gì mà đứng sắp hàng?"
Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Các anh 26 !!! Phơi khô mực! Nhanh lên! Anh nào "mực" không khô thì... RÁCH đến nơi!" Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, tháng 8 năm 1973.
 
 
 
 
"Giây phút huy hoàng: Lễ NHẬN KHÓA ĐÀN EM." Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, 182 Sinh Viên, 1973.
 
 
 
 
"Giây phút huy hoàng: Lễ NHẬN KHÓA ĐÀN EM." Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, 182 Sinh Viên, 1973.
 
 
 
 
Ngày 16 tháng 9 năm 1973, NGÀY THANH TRA TƯ LỆNH, Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU. 
 
 
 
 
Bên cạnh những môn học chính thức trong chương trình huấn luyện 2 năm của Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân đến từ Văn Hóa Vụ, khóa đàn anh còn "chỉ lại" cho khóa đàn em nhiều thứ lắm...  Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU, đang... "học hành" với các Niên Trưởng cán bộ, năm 1973.
 
 
 
 
Sân cờ TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG, nơi lễ "Thượng Kỳ buổi sáng" và lễ "Hạ Kỳ buổi chiều" do TOÁN QUỐC THÁNH QUÂN KỲ trong đó có Lại Văn Lý phụ trách. 1973, 1974 và 1975. (Tòa nhà phía sau là doanh trại của Khóa đàn em 26.)
 
 
 
 
Tượng Thánh Tổ Hải Quân TRẦN HƯNG ĐẠO trong Công Viên BẠCH ĐẰNG - TRẦN HƯNG ĐẠO, đối diện cổng TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG, ngoài bờ biển Nha Trang, năm 1974.
 
 
 
 
Tượng Thánh Tổ Hải Quân TRẦN HƯNG ĐẠO trong Công Viên BẠCH ĐẰNG - TRẦN HƯNG ĐẠO, đối diện cổng TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG, ngoài bờ biển Nha Trang, năm 1974.
 
 
 
 
 
 
 
Đàng sau Phạn Xá Sinh Viên Sĩ Quan (PXSV) có một vũng sình thối om của mấy con heo, tôi đã bị chống hai tay hai chân trên vũng sình này; mỏi quá nhưng phải ráng, nếu không thì cả thân người chìm vào vũng sình đầy cứt heo... Hahaha!!! Cuối cùng thì cả thân người chìm vào vũng sình đầy cứt heo thật! Thối om! Hehehe!!! Đàn anh 25 có nhiều "trò chơi" cho đàn em 26 lắm!

 Bây giờ đã 61 tuổi... sau này nếu có thì giờ tôi sẽ kể thêm về những ngày HUẤN NHỤC. Nói nôm na, những ai chưa thi đậu kỳ thi tuyển vào Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang thì quả thật "Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ!" 
 
Một trong nhiều chuyện vui của Khóa 26 chúng tôi là có một bạn mà sau thời gian HUẤN NHỤC, cứ xưng là "Anh", gọi chúng tôi là "các chú" (chú vai em) và khi vắng mặt các Niên Trưởng 25 thì cứ thoải mái nói với chúng tôi: "Mấy thằng em bựa quá, dám phạt Niên Trưởng!" Hahaha!!!

Thì ra bạn này thi rớt Khóa 24, về học lại trong Khóa 26. Bạn đã từng là Niên Trưởng đàn anh của các Niên Trưởng Khóa 25. Thật là "tréo cẳng ngỗng" vì bạn đáng lẽ là "Ông Nội" của Khóa 26 rồi. Và như thế, bạn "bây giờ" cũng là "Ông Nội" của chính bạn! Hehehe!!! (Tôi không biết ông Trời có chơi cắc cớ, bắt "con" của bạn nhận bạn là "con" hay không? Nghĩa là bạn có phải gọi "con" mình là "Bố" hay không? Hihihi!!! "Bố" tôi là HUỲNH BÁ DƯƠNG Khóa 25, đã từng gọi bạn lúc bạn học Khóa 24 là "Niên Trưởng." By the way, bạn có cùng một họ với "Bố" tôi đấy!)
 
Đó là vài mẫu chuyện NGÀY XƯA của Khoá 26 ĐỆ TAM KIM-NGƯU trong quân chủng Hải Quân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
 
Còn chuyện NGÀY NAY, về quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, tư tưởng, Trung Cộng đã thành công trong việc tràn ngập hàng hóa vào Việt Nam, cài quân nhân dưới dạng nhân công vào Việt Nam, in luật Việt Cộng bằng chữ Trung Hoa, thuê mướn đất đai để khai thác tài nguyên của Việt Nam và thu mua các sản phẩm quí hiếm chở về Trung Hoa, vân vân và vân vân. Người dân Việt Nam đã NGHÈO nay NGHÈO thêm. Quân đội Trung Cộng đã xâm nhập được vào Việt Nam một cách dễ dàng với vỏ bọc nhân công: Đảng ăn CƯỚP Cộng sản Việt Nam đã HÈN nay HÈN thêm! 
 
Trung Cộng đang lấn chiếm biên giới, khiêu khích trên biển và đe dọa chiến tranh xâm lược. Trung Cộng đã sản xuất được vũ khí hạt nhân, hóa học và nhiều loại khác để trang bị cho quân đội, có thể tấn công Việt Nam nhanh chóng bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
 
Điểm lại thành tích của "Đảng" Cộng sản Việt Nam từ sau khi "CƯỚP được chính quyền" Bảo Đại qua chính phủ Trần Trọng Kim (quốc hiệu Đế Quốc Việt Nam) tháng 8/1945 (chứ không phải "Đảng" khai sáng ra nền độc lập cho nước Việt Nam mới như đã từng dối trá nhân dân) mà xem: Cải Cách Ruộng Đất là gì nếu không phải là CƯỚP của địa chủ nhưng rồi đâu có chia cho dân nghèo. Dân phải ăn độn từ làng trên cho tới xóm dưới, hết độn ngô rồi độn sắn. Bao nhiêu của cải vốc hết cho sự nghiệp Quốc Tế Cộng Sản gây ra cuộc chiến Huynh Đệ Tương Tàn.


Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, "Đảng" hối hả CƯỚP CỦA toàn dân miền Nam đang sống tự do sung túc chở về miền Bắc cộng sản nghèo nàn. Tiếp đến là các cuộc Cải Cách Công Thương Nghiệp, nếu không gọi là CƯỚP của những người buôn bán, những nhà kinh doanh thì gọi là gì? Đã thế "Đảng" còn trương biểu ngữ "Lao Động là Vinh Quang" để CƯỚP sức lao động của công nhân, thợ thuyền, biến toàn dân cả nước thành nô lệ, một thứ nô lệ "vinh quang" không biết tủi hổ!

Chưa thỏa lòng tham, "Đảng" đưa ra khẩu hiệu "ruộng đất thuộc sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý" nếu không phải là CƯỚP của toàn dân cả nước thì là gì? Từng bước, từng bước một, "Đảng đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác", từ CƯỚP của địa chủ tới CƯỚP những người kinh doanh buôn bán, công nhân, thợ thuyền, và rồi thừa thắng xông lên CƯỚP của toàn dân một cách toàn diện, y như rằng CƯỚP là BẢN NĂNG TẤT YẾU của Đảng Cộng sản Việt Nam!  

Một băng đảng ăn cướp! Đảng ĂN CƯỚP Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục lột da dân, hút máu dân, chẻ xương dân!

 
Tôi đã sớm có tư tưởng CÁCH MẠNG và tin tưởng phải lật đổ Đảng ăn CƯỚP Cộng sản Việt Nam thì mới cứu được nước Việt Nam ra khỏi bàn tay Trung Cộng.

 
Nhà cầm quyền Cộng sản hiện nay không hiểu nguyện vọng chính đáng của người dân Việt Nam, cứ một mực đàn áp; nhưng đàn áp sinh ra phản động, đàn áp càng tăng thì phản động càng mạnh. Đàn áp gia tăng bao nhiêu thì CÁCH MẠNG mau phát bấy nhiêu.
 

Khi tôi viết bài này thì một số bạn Khóa 26 đã ra người thiên cổ, như bạn NGUYỄN VIÊN mất lúc 10:30 sáng ngày 26 tháng 8 năm 2012 (Nhằm ngày mùng 10 tháng 7 năm Nhâm Thìn), tại Regional Medical Center, San Jose, California - USA, HƯỞNG DƯƠNG 58 TUỔI. Bạn sinh ngày 2 tháng 2 năm 1954, tại Quảng Ngãi, Việt Nam. 
 
Ngày Chủ Nhật 17 tháng 6, 2012 tôi nhận được email từ bạn TẠ HUY THÁI ở Canada: "Mình là Tạ Huy Thái, trung đội 2, đại đội 1." Sau đó bạn gởi tặng tôi hình chụp lúc ở Nha Trang. Thật là cảm động khi gặp lại bạn trên email, với bao nhiêu kỷ niệm Khóa 26 - Đệ Tam KIM NGƯU 1973-1975 kéo về.
 
Còn "Bố" tôi, Bố HUỲNH BÁ "TÀ" DƯƠNG Khóa đàn anh 25 - Đệ Tam DƯƠNG CƯU - TRƯỜNG SĨ QUAN HẢI QUÂN NHA TRANG 1972-1974, không biết đang ở phương trời nào?
 
 
Tháng 8 năm 1974 chúng tôi Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 26 đã không có các "con" Khóa 27 để chỉ dạy theo TRUYỀN THỐNG HẢI QUÂN tốt đẹp nơi quân trường, cũng không có dịp hò hét "Các anh 27 !!! Các anh 27 !!!" như đã chờ đợi. Nhưng 40 năm trước, "Anh Lý không lăn thì không làm được việc lớn!" lời "Bố" tôi nói vẫn còn mãi đấy. Và tôi đã lăn!
 
Thứ Bảy, Ngày 13 tháng 10 năm 2012
 
 









No comments:

Post a Comment

Thanks your Comment

Popular Posts

My Blog List