Friday, October 12, 2012

Thế kỷ 21 người dân VN 'Làng đu dây' qua sông


 

Thế kỷ 21 người dân VN vẫn còn sống trong cảnh thế nầy, trong khi bao nhiêu nguồn tiền CSVN chia nhau bòn rút không bắt được cây cầu sang sông.

 

 

Thứ sáu, 12/10/2012

'Làng đu dây' qua sông


Cách trở dòng sông Re cuồn cuộn chảy xiết, nhiều năm qua hơn 600 hộ dân ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) phải đu dây thừng đi bè qua sông.


Đời sống kinh tế còn nghèo khó chưa thể xây cầu bắc qua sông Re, nhiều năm qua, 630 hộ dân với hơn 2.500 nhân khẩu ở sáu thôn, xã Sơn Ba đi lại làm ăn, học tập mỗi ngày phải 'đu dây' thừng kéo bè vượt sông sâu.Chiếc bè dài khoảng 3 mét, ngang 1,5 mét, bên dưới là những ruột xe ô tô bơm căng lên, bên trên lót những thanh gỗ hoặc những thân tre, lồ ô nẹp lại.
Không có cầu bắc qua sông Re, nhiều năm qua, 630 hộ dân với hơn 2.500 nhân khẩu ở xã Sơn Ba đi lại làm ăn, học tập phải đu dây thừng kéo bè vượt sông sâu. Chiếc bè dài khoảng 3 mét, rộng 1,5 mét được làm bằng những ruột ôtô bơm căng, bên trên lót gỗ hoặc thân tre nẹp lại.

 

Học sinh đu dây tinh nghịch trên chiếc bè chòng chành trên dòng nước chảy xiết.
Học sinh đu dây tinh nghịch trên chiếc bè chòng chành trên dòng nước.


Những đôi bàn tay bé bỏng học trò xã Sơn Ba đu dây đi bè qua sông.
Những bàn tay bé nhỏ nhưng chai sạn của học trò xã Sơn Ba vì thường xuyên đu dây đi bè qua sông.

 

Mùa lũ tràn về, mực nước trên các sông, suối dâng cao, hàng trăm học sinh bên sông Re nghỉ học ba đến bốn ngày là chuyện thường. Sau đó, trường Tiểu học, Trung học cơ sở Sơn Ba bố trí giáo viên dạy bù vào ngày nghỉ cuối tuần.
Mùa lũ tràn về, mực nước trên các sông, suối dâng cao, hàng trăm học sinh bên sông Re nghỉ học 3-4 ngày là chuyện bình thường.

 

Nhà ở cách xa trường 4 cây số, hàng ngày em Đinh Văn Thương, lớp 1A, trường Tiểu học Sơn Ba phải vượt suối, băng rừng, đu dây đi bè qua sông đến lớp. Ngồi trong lớp học mà cơ thể em lấm lem bùn đất thế này.
Nhà ở xa trường 4 km, hàng ngày em Đinh Văn Thương (lớp 1A, trường Tiểu học Sơn Ba) phải vượt suối, băng rừng, đu dây đi bè qua sông. Đến được lớp học thì cơ thể lấm lem bùn đất.

 

22 học sinh ở thôn Gò Da, xã Sơn Ba ở cách trường 8 cây số may mắn được các nhà hảo tâm, thầy cô giáo quyên góp gạo, tiền, quần áo ở lại phòng nội trú của trường để học tập. Số học sinh còn lại phải vượt suối, băng rừng, đu dây đi bè qua sông Re từ 2 đến 6 cây số đến trường học tập mỗi ngày.
22 học sinh thôn Gò Da, xã Sơn Ba cách trường 8 km may mắn được các nhà hảo tâm, thầy cô giáo quyên góp gạo, tiền, quần áo ở nội trú trong trường để theo đuổi con chữ. Số còn lại phải băng rừng, đu dây đi bè qua sông Re 2-6 km đến trường mỗi ngày.

 

Toàn xã Sơn Ba có bảy điểm người dân thường xuyên đu dây kéo bè qua sông Re dài hơn 350 mét. Mỗi khi có mưa lớn, mọi hoạt động của các chiếc bè này phải tạm dừng hoạt động. " Mấy ngày trước, nước lũ cuồn cuộn tràn về đã cuốn trôi mất hai chiếc bè, may chưa xảy ra chết người. Ước mơ lớn nhất của chính quyền địa phương cũng như người dân nơi đây là có cây cầu kiên cố bắc ngang qua sông để mỗi mùa lũ về không còn thấp thỏm lo sợ nguy hiểm đến tính mạng nữa". Ông Đinh Văn Nã, Bí thư xã Sơn Ba bộc bạch.
Toàn xã Sơn Ba có 7 điểm người dân thường xuyên đu dây kéo bè qua sông Re dài hơn 350 mét. "Mấy ngày trước nước lũ tràn về cuốn trôi mất hai chiếc bè, may chưa xảy ra chết người. Ước mơ lớn nhất của người dân là có cây cầu kiên cố bắc qua sông để không còn lo sợ nguy hiểm đến tính mạng", ông Đinh Văn Nã, Bí thư xã Sơn Ba bộc bạch.

Trí Tín


__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks your Comment

Popular Posts

My Blog List