Tuesday, December 25, 2012

NÓI QUA VỀ BIỆT DƯỢC YẾN HUYẾT


 

Chuyển đến bạn bài

phân-tách về tổ-yến.

TTKh.





From: anh truong
Subject: NÓI QUA VỀ BIỆT DƯỢC YẾN HUYẾT

 

 

 

NÓI QUA VỀ BIỆT DƯỢC YẾN HUYẾT

tka23 post

    Là kết tinh từ nước dãi của loài chim hải yến, tổ yến sào được phân thành nhiều loại, nhưng quý và giá trị nhất là yến huyết. Phàm thứ gì quý, đắt thì người ta rất kết, chẳng tiếc tiền để được sở hữu và chính điều này đã mở ra cơ hội trục lợi của những kẻ có tà tâm.


 

Với những độc chiêu tung hứng, đưa đẩy tinh vi, phường gian đã khiến biết bao vị khách lắm tiền nhưng kém hiểu biết trở thành thiêu thân ngờ nghệch của quý phẩm "yến huyết".

 

Ngộ nhận… sai lệch

Trong rất nhiều sản vật mang dư vị đại dương  như khô mực,

 

hải mã (cá ngựa), vi cá mập…, du khách,  những người lắm tiền kết nhất tổ yến sào, đặc biệt là tổ yến huyết vì giá trị bổ dưỡng của nó.


Tổ yến là "sản phẩm" của loài chim yến . Đây là loài chim nhỏ, giống chim én, mỏ cong, mỏ và mắt đen, lông ở bụng màu xám nhạt. Theo tài liệu yến  là loài chim quý,  ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Campuchia và Việt Nam.

Những lần đến thăm  đảo Yến tại vùng biển Nha Trang -  những người thợ sào chĩa nơi đây (người khai thác tổ yến) cho biết, yến hàng là loài chim có quy luật sinh học kỳ lạ như sống thành từng đôi trong bầy đàn lớn, bay lượn liên tục và không bao giờ đậu chỗ nào khác ngoài tổ của mình. Cũng theo những người thợ sào chĩa, tổ chim yến  được tạo nên bởi nước bọt tiết nhã qua ngày đêm của chim trống và chim mái. Khi tổ thành hình , nếu bị lấy đi yến sẽ làm tổ mới.


Về mặt thực phẩm, yến sào được liệt vào nhóm cao lương mỹ vị, là 1 trong 8 món ăn nổi tiếng được gọi là bát trân, cùng với bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu... Cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ”, ghi rõ, chim yến hàng còn được gọi là hải yến, én biển, yến oa. Ngày xưa, chỉ có vua chúa mới được dùng loại yến huyết "Vua Minh Mạng và Tần Thủy Hoàng ăn yến thay cơm hằng ngày".



  

Thời phong kiến, gần đây nhất là triều Nguyễn, triều đại cuối cùng ở Việt Nam, trong những bữa đại tiệc linh đình ở hoàng cung như sinh nhật vua, hoàng thái hậu, tiếp đãi sứ thần, trọng thần, mừng tiến sĩ … không bao giờ thiếu món yến sào, nên thường gọi là yến tiệc. Từ đó về sau, yến sào luôn đứng đầu trong danh sách "thực đơn" chốn hoàng cung.

Tổ yến bình thường đã quý như vậy, với tổ yến huyết, giá trị bổ dưỡng, quý hiếm được cổ nhân, người đời và trong các y văn ghi nhận "ác liệt" gấp nhiều lần. Tổ yến huyết có màu đỏ tươi, mép có viền trắng được xếp vào loại thượng hạng. Theo những người thợ sào chĩa, loại tổ yến này rất hiếm gặp, thường mỗi vụ thu hoạch chỉ được vài trăm tổ mà thôi.


Dân gian lưu truyền rằng tổ yến huyết nên hình hài bởi do chim yến thổ huyết mà nên. Lại có không ít con buôn yến sào theo kiểu "chợ đen"  râm ran rằng sau khi làm ra chiếc tổ đầu tiên, chưa kịp ở yên thì đôi yến hàng bị "chĩa tổ". Để có nơi ẩn thân, yến hàng phải nhả dãi tạo tổ mới và lại bị "bứng". Đến lần thứ 3, trong tình cảnh chẳng đặng đừng, đôi yến phải khạc dãi lẫn máu tạo tổ. Nên tổ yến huyết có màu đỏ và vô cùng bổ dưỡng!

Về chuyện chim yến thổ huyết tạo tổ được gọi là yến huyết, nhà bác học Lê Quý Đôn trong “Vân Đài loại ngữ” ghi lại từ sách “Quảng Đông Tân Ngữ” của Khuất Đại Quân, với nội dung như sau: "Chim yến ăn phấn đá (hải phấn) ở bãi biển, rồi nhả ra, làm tổ thành từng lớp, ở vách núi. Người ở hải đảo chờ đến mùa thu đi đến nơi có tổ yến, lấy cần tre đầu có lưỡi mạo cạo lấy nó.

 Hải phấn tính hàn và mặn, chim yến nuốt vào lại nhả ra thì hóa ôn và ngọt, hình chất hóa hết, cho nên có thể thanh đờm, khai vị. Yến sào có 3 thứ, một thứ đen, một thứ trắng, còn một thứ thì hiếm có. Yến thuộc hỏa, nên thứ đỏ là tinh dịch (tinh nước dãi) của yến!".


Nói điều này để thấy rõ rằng, không chỉ lớp người ham ăn háu uống ngày nay hễ nghe ai đó đồn đãi món này bổ, món kia tốt là tin như điếu đổ. Nhất là khi biết được căn nguyên của những lời đồn đãi ấy, ví như yến huyết chẳng hạn được sách cổ ghi chép hẳn hoi, hỏi sao mà không tin?! Trong phạm vi bài này, chúng ta không bàn đến chuyện tổ yến được phân thành bao nhiêu loại, phẩm chất  của từng loại vì những điều ấy, người ta nói quá nhiều. Vấn đề ở đây là thực hư chuyện yến huyết, rằng nó có đúng là được kết tinh từ máu của loài chim quý hiếm?

Thực tế yến huyết bổ thì rất bổ nhưng không phải là do tinh huyết của loài chim yến mà ra, như lâu nay người ta đồn đãi và lầm tưởng vô tội vạ! Theo các nhà khoa học và từ tâm tình của những người thợ sào chĩa, mới biết tổ yến có màu đỏ là do vách đá nơi chim yến làm tổ có nhiều oxyd sắt. Do có sự trao đổi chất nên tổ yến nguyên thủy từ màu trắng chuyển đỏ và chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Cũng nhờ vậy mà tổ yến huyết có màu đỏ bất thường và bổ dưỡng hơn các loại tổ yến khác.

 

Tràn lan… hàng hiếm

Dù khác biệt về cách lý giải (khoa học và những người thợ sào chĩa khẳng định tổ yến huyết được tạo từ đá có nhiều chất sắt, dân gian lưu truyền yến huyết kết tinh từ tinh huyết của loài chim yến hàng) nhưng điểm chung là đông tây kim cổ đều ghi nhận yến huyết không phải hiếm mà là rất hiếm. Vấn đề ở chỗ hiện nay, mặt hàng "quý tộc" quý và hiếm này được bày bán bừa bãi, bán tràn lan, ai đó muốn mua bao nhiêu cũng có và được bán với đủ loại giá theo kiểu thượng vàng hạ cám! Và cũng vì yến huyết đắt nhất trong các loại tổ yến, mỗi ký lô nếu đúng phẩm  chất  lên đến hơn 500 dola  nên kẻ  gian bày ra trăm mưu ngàn kế,bày bán yến huyết có nguồn gốc trời ơi và hậu quả là có nhiều, rất nhiều người sụp bẫy, vừa mất tiền vừa nạp độc chất vào người mà họ cứ ngỡ đó là… siêu biệt dược!

Vấn đề ở chỗ "vàng trắng" vốn đã hiếm, tổ yến huyết còn hiếm gấp trăm lần vậy lấy ở đâu ra mà người ta bày bán tràn lan,  mua lúc nào cũng có, mua bao nhiêu cũng được?!

Còn đó những bi kịch… tiền mất tật mang

Yến sào đã đi vào lịch sử ẩm thực từ lâu, được y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đánh giá cao về những tính năng bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho những người mới ốm dậy, người có thể trạng gầy yếu suy nhược, người cao tuổi, trẻ em bị suy dinh dưỡng. Tổ yến cũng được ghi nhận giúp tăng cường khí lực, chữa các bệnh về đường hô hấp, có lợi cho da, giúp tiêu hóa và giúp ăn ngon…. Tuy nhiên, không phải hễ tổ yến tốt thì ai dùng cũng tốt. Các lương y cho rằng tổ yến, bất kể đó là yến huyết thì người có phế vị hư nhược, đàm thấp và người bị bệnh nặng quá thì không nên dùng.

Cuốn “Dược tính chỉ nam” ghi: "Tổ yến hay yến sào có 3 thứ, thứ đen rất xấu, thứ đỏ khó kiếm được, thường chỉ có thứ trắng mà thôi". “Dược tính chỉ nam” cũng chỉ rằng công dụng của yến sào làm bổ thêm nước màu trong phổi, và hóa tan đờm rãi, chữa được mọi chứng ho lao hay ho ra huyết: "Nhưng những bệnh mới phát còn nhẹ dễ chữa thì mới nên dùng. Còn những bệnh nặng quá dùng nó cũng ít hiệu nghiệm vì sức nó không được mạnh lắm về chữa bệnh, nhưng về bổ, nhất là bổ phổi thì nó cũng là 1 vị đại bổ vậy!".

  


Không dừng lại ở tổ yến, người ta tin rằng thịt chim yến hàng rất tốt, có người còn đánh tiếng sẵn sàng trả giá cao, có khi trả cả triệu đồng để được ăn thịt chim yến với suy nghĩ rằng chỉ riêng nước dãi của yến đã bổ như thế, thì hẳn là thịt xương của nó cũng rất dữ dằn, bổ gấp trăm gấp ngàn lần cái món nước dãi của nó. Về điều này, Đông y cũng như các y văn cũng cảnh báo thịt chim yến "có độc" chứ chẳng phải bổ gấp trăm lần nước dãi như nhiều người lầm tưởng. Trong “Nam dược thần hiệu”, danh y Tuệ Tĩnh viết: "Yến nhục - thịt chim yến vị ngọt, tính bình, có độc, ăn nhiều thần khí mỏi mệt". Danh y Hải Thượng Lãn Ông ghi trong “Lĩnh Nam bản thảo”: "Yến nhục thường gọi thịt chim én/  Ngọt bình, ấm, độc, phải cho rành/ Chỉ chữa được trùng và mụn trĩ/ Ăn nhiều tổn trí mệt thần linh".

Vậy đã rõ thịt chim yến và cái tổ yến huyết của nó - cái món bổ dưỡng ngày trước chỉ vua chúa được dùng mà lâu nay người ta vẫn u u minh minh, vẫn cứ tin nó là nước dãi có lẫn máu của loài chim yến hàng, bổ toàn tập. Bởi nếu bổ và thần hiệu như thế thì lý giải sao chuyện Vua Minh Mạng, ông vua được ghi nhận chuyên dùng yến huyết "thọ" không quá tuổi 50?!




 Đáng sợ hơn, không ít người vì quá tin vào sự thần hiệu của tổ yến huyết mà khi lâm trọng bệnh, thay vì đến bệnh viện điều trị hoặc điều trị theo chỉ định hóa trị, xạ trị của bác sĩ chuyên khoa thì… nuôi hy vọng vào yến huyết. Ngờ đâu cơ thể vốn yếu ớt, ung lở không những không được chữa trị mà còn bị tiếp thêm độc chất vào người, để bệnh vốn nặng càng nặng thêm, để bệnh lẽ ra được chữa khỏi thì nay vô phương cứu chữa

SƯU TẦM


No comments:

Post a Comment

Thanks your Comment

Popular Posts

My Blog List