Thế giới động vật quái lạ
Thế giới động vật vô cùng rộng lớn và kỳ thú. Dường như những điều mà chúng ta biết là bao nhiêu cũng không đủ. Cùng khám phá một số loài động vật có hình dạng xấu đến mức "ma chê, quỷ hờn" dưới đây.
1. Cá đầu rắn
Được coi là những quái vật trên sông, với tên khoa học gọi là snakehead (cá đầu rắn), loài cá này có 30 - 35 giống khác nhau, cư trú tại thủy vực lòng sông hồ những nước châu Á, châu Phi và di cư sang cả châu Mỹ.
Khi lớn hết cỡ, những chú cá khổng lồ này có chiều dài gần 2m và nặng khoảng 20kg.
Đây cũng là loài cá rất hung hăng. Chúng nuốt chửng tất cả những con mồi ở gần bao gồm cá, ếch, thằn lằn, chuột, rắn và vịt.
Ở Đông Nam Á có nhiều câu chuyện kể lại sự kiện những người vô tình bị chúng tấn công bất ngờ, đặc biệt thường xảy ra trong mùa sinh sản và nuôi con của loài cá này.
Do được những đôi cá bố mẹ bảo vệ nghiêm ngặt nên số cá con mới được sinh ra lên đến 100.000 cá con một năm.
Cá bố canh phòng và chăm sóc đàn con trong khi đó cá mẹ đi tuần xung quanh, sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ những gì có nguy cơ đe doạ chúng, thậm chí cả những sinh vật có tầm vóc như người.
Vấn đề cá tấn công người xung quanh vùng sông hồ cũng là mối quan ngại lớn đối với người Mỹ. Chính phủ nước này chi hàng triệu USD cho công tác đề phòng những loài cá hung dữ kiểu này sinh sôi.
2. Tắc kè đuôi lá
Loài tắc kè này có thể được tìm thấy chủ yếu ở Madagascar. Điều thú vị duy nhất về loài tắc kè này là chiếc đuôi hình lá khiến cho chúng dễ dàng hòa lẫn vào môi trường xung quanh.
Dựa vào đặc điểm này, chúng có thể tìm kiếm thức ăn và lẩn trốn khi cần thiết.
Kích thước của chúng khi trưởng thành vào khoảng 6,3cm - 15,3cm. Loài thằn lằn này có nhiều màu sắc, thường có màu tím, vàng, nâu và cam.
Tắc kè đuôi lá sở hữu cặp mắt trông có vẻ siêu thực, với các con người theo chiều dọc và có hàng loạt "lỗ đinh ghim" mở rộng vào ban đêm, cho phép chúng thu nhận ánh sáng nhiều nhất có thể.
Những cặp mắt này cũng có nhiều tế bào nhạy cảm ánh sáng hơn so với mắt người, tạo cho tắc kè đuôi lá khả năng phát hiện các đối tượng cũng như nhìn thấy các màu sắc vào ban đêm.
Thị lực ban đêm của tắc kè vô cùng đặc biệt. Trong khi mèo và cá mập lần lượt có thể quan sát tốt gấp 6 và 10 lần con người, thì tắc kè đuôi lá và các loài loài tắc kè sống về đêm khác sở hữu thị lực sắc bén gấp tới 350 lần so với chúng ta trong điều kiện ánh sáng mờ ảo.
Tắc kè đuôi lá cũng sở hữu hàng loạt các mẫu mắt lạ và phức tạp, giúp chúng ngụy trang. Ngoài ra, loài động vật này thiếu mí mắt. Đôi mắt của chúng được một lớp màng trong suốt bảo vệ. Người ta cũng thường thấy tắc kè làm sạch lớp màng bảo vệ này bằng lưỡi của chúng.
3. Chân giống khổng lồ
Chân giống khổng lồ là một chi giáp xác lớn nhất trong bộ chân đều, sống ở độ sâu hơn 700m dưới đáy biển.
Thoạt nhìn, nó trông rất giống con bọ cánh cứng thường thấy trong vườn nhưng nó là loại động vật sống dưới nước sâu.
Chân giống khổng lồ là loài giáp xác ăn thịt. Do nguồn thức ăn vô cùng khan hiếm, chúng dần quen với việc phải ăn bất cứ thứ gì rơi vãi từ trên mặt nước chìm xuống và ăn thịt một số loài động vật nhỏ ở cùng ở độ sâu.
Chân giống khổng lồ có cấu tạo vòm miệng khá phức tạp để đảm bảo đầy đủ các chức năng của một loài ăn thịt: đâm thủng, xâu xé, mổ bụng con mồi.
No comments:
Post a Comment
Thanks your Comment