--- On Thu, 12/6/12, Loc Vu From: Loc Vu Subject: Nhẫn để bình an.
Date: Thursday, December 6, 2012, 10:53 PM
Nhẫn để bình an.
Giao Chỉ.
Lời nói đầu:
Bước chân vào ngôi
chùa nhỏ, chợt thấy có tấm mành trúc treo câu thơ về chữ Nhẫn. Thơ rằng:
Có khi nhẫn để bình an, có khi nhẫn để thênh thang cõi lòng.
Lại nhớ chuyện xưa bên Tàu
có ông vua đến thăm một gia đình 4 thế hệ ở chung một nhà mà không có “chiến
tranh.” Vua hỏi ông trưởng tộc làm sao giữ được hòa bình với tứ đại đồng
đường. Ông bà cha mẹ con cháu sống hòa thuận dưới một mái nhà. Cụ trưởng tộc
dâng lên vua câu trả lời chỉ có 1 chữ Nhẫn. Chịu nhẫn nhục để sống với
nhau.
Tôi vốn rất khâm phục tư
tưởng của người xưa, nhưng bây giờ nghĩ lại thấy không đúng. Trong thế giới
tự do, đại gia tộc vẫn dễ dàng hòa thuận mà không cần chung một mái nhà. Ở
đất nước này, hai thế hệ một nhà đã vất vả, nói gì đến 4 thế hệ. Còn Nhẫn
để theo đuổi lý tưởng chứ không phải để bình an. Nhẫn để bình an là vị kỷ.
Nhẫn là để đi tới. Mấy năm nay tôi biết ở bên Úc có cô gái Việt Nam,
nghị lực không thua ai, nhưng biết nhịn để tiếp tục làm việc và thành
công. Tôi muốn tặng Carina Hoàng chữ nhẫn không phải chỉ để bình
an, mà để có nghị lực tiếp tục đi tới. Và sau cùng tôi muốn chọn Carina là cô
gái Việt của năm 2012.
Người của năm 2012.
Trong thế
giới của người Việt tỵ nạn và cả người Việt di dân trải qua bao năm đã có biết
bao nhiêu phụ nữ đạt được thành quả phi thường. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng
phần lớn chỉ làm theo nhiệm vụ. Người phụ nữ làm bom áp nhiệt cho bộ quốc phòng,
cô phi công bay các phi vụ hành quân bên Trung Đông. Các nữ thẩm phán liên bang,
các bà giám đốc công kỹ nghệ. Họ là phấn son tô điểm cộng đồng.Tuy nhiên trong
lãnh vực dân sinh gia nhập vào dòng hội nhập chính thì quả thực là còn quá
ít.
Trong số ít đó, từ bên Úc
Châu, quê hương nổi danh của thuyền nhân Việt Nam hiện có Carina Hoàng.
Với các thành quả cụ thể
sau đây, Carina xứng đáng là người để chúng tôi giới thiệu với quý thân hữu
qua câu chuyện được lựa chọn là người phụ nữ của năm 2012.
- Tháng 3, 2011 cô được chọn làm 1 trong 100 phụ nữ đầu
tiên của tiểu bang Tây Úc đưa vào danh sách những phụ nữ ảnh hưởng nhất
(most powerful and inspired women). Vinh dự lớn lao mở đầu cho cô gái
thuyền nhân VN.
-Tháng 6, 2011 Ambassador
for Refugee – Australia. Lần thứ nhất.
-Tháng 10, 2011 Nhận giải
‘Tình Nguyện Viên năm 2011 của tổ chức Belmont Small Business Association, WA
-Tháng 6, 2012 Được
bổ nhiệm làm đại diện đặc biệt cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc – chi nhánh Úc
Châu.
-Tháng 6, 2012 Được
trao giải Quốc tế (huy chương bạc) cho tác phẩm Boat People tại Nữu Ước.
Tác phẩm hay nhất của khu vực Úc Châu và Tân Tây Lan về thể loại non-fiction.
-Tháng 6, 2012 Được
đề cử West Australian of the year.
-Tháng 6, 2012 Ambassador
for Refugee -Australia. (Lần thứ hai)
-Tháng 7, 2012 vào chung kết giải
thưởng danh dự dành cho cựu sinh viên của đại học Murdoch, WA.
Sứ giả của Thuyền Nhân
Dể đạt được thành quả kể trên
Carina đã đi thuyết trình và được làm diễn giả danh dự cho chính phủ, hội
đoàn, tổ chức, trường học, đại học, thư viện, các buổi gây quỹ, và các buổi
hội thảo về lịch sử, văn học, và nghệ thuật, tại nhiều tiểu bang ở nước Úc.
Ngoài nước Úc, Carina còn đi thuyết trình ở trường đại học ở Mỹ, ‘Rotary Club
Los Angeles’, trường trung học ở Singapore, và đại hội các tác giả quốc tế ở
Indonesia.
Tổng cộng những buổi đi thuyến trình của cô gái thuyền nhân
Việt Nam trong hơn một năm qua là 60 lần. Tiêu biểu là diễn giả ở *quốc
hội của tiểu bang New South Wales (NSW), *diễn giả danh dự của Quốc hội tiểu
bang Tây Úc (WA), *UNHCR – Sydney, Refugee Council – Victoria, *thư viện Quốc
gia (NSW), *diễn giả danh dự cho National Oral History Conference (WA), *diễn
giả danh dự World Red Cross Day – WA, *diễn giả danh dự cho International
Refugee Day NSW, *diễn giả đặc biệt cho Inernational Refugee Day Victoria,
*diễn giả danh dự UN Women – Australia, *diễn giả cho National Conference
History Teachers Association, *diễn giả danh dự cho National Oral History
Conference, *diễn giả danh dự cho Young Lawyers Human Rights Association, vv…
Thành tích học dường
Cô gái nhỏ thuyền nhân họ Hoàng 16 tuổi đến Mỹ 1980, chỉ 2 năm sau
*1982 tốt nghiệp danh dự với học bổng tại Upper Merion High
school, PA. *Năm 84 nhận học bổng Rotary Club, PA.
*Năm 1986 BA in Chemistry, Rosemont College, PA. Graduated with
National Chemists Award. *Năm 2005 MBA, California State
University, Pomona. Năm 2010 Honours Degree in Gender and
Cultural Studies, Murdoch University. *Năm 2011 được học bổng
toàn phần bắt đầu chương trình tiến sĩ về ‘Multicultural & Communications’
tại Murdoch University (WA), .
Công tác tảo mộ Thuyền Nhân
Lần đầu trở lại Indonesia tìm mộ
của Thuyền Nhân tháng 7, 1989. Đi cùng với em trai và anh họ. Tìm được
mộ của người thân trên đảo Terampa, hỏa táng và mang được tro về. Tìm thêm 7
ngôi mộ khác.
Lần thứ hai trở lại Indonesia tháng 4, 2009. Đi
cùng với em gái và nhóm Văn Khố Thuyền Nhân. Tìm được mộ cho hai gia đình đi
cùng, và trên 30 ngôi mộ khác trên đảo Kuku và Keramus
Lần thứ ba trở lại Indonesia tháng 10, 2009. Cùng
với em trai, hướng dẫn các gia đình từ Úc, Mỹ và Nhật. Tìm và xây được
4 ngôi mộ cho những gia đình đi cùng, và tìm thêm được trên 60 ngôi mộ khác
trên đảo Kuku, Letung và Keramus.
Lần thứ tư trở lại Indonesia tháng 4, 2010. Cùng với em
trai, hướng dẫn các gia đình từ Úc, Mỹ, Pháp và Việt Nam. Tìm và xây được
7 ngôi mộ cho những gia đình đi cùng. Tìm thêm được trên 10 ngôi mộ ở
Kuku, và 30 ngôi mộ của trên đảo Air Raya. Đây là lần đầu tiên nghĩa
trang này được phát hiện kể từ khi trại tỵ nạn đóng cửa vào đầu thập niên 80.
Lần thứ năm trở lại Indonesia tháng 4, 2011. Cùng chồng
và con gái, hướng dẫn các gia đình từ Úc, Mỹ, và Đức. Tìm và xây được 6
ngôi mộ cho những gia đình đi cùng. Tìm thêm được 10 ngôi mộ ở Kuku, Termapa
và Letung. Tảo mộ nghĩa trang Air Raya, tìm thêm 40 ngôi mộ trên đảo
này. Hầu hết không còn bia. Lần này có đại diện chính quyền ở khu
vực Anambas đi cùng.
Đây cũng là lần đầu tiên họ biết đến khu nghĩa
trang này. Đặc biệt trong chuyến đi này, chính quyền của khu vực Anambas đã
có một buổi lễ đón tại phi trường nội địa, và tiệc trà trên đảo Terampa.
Quan trọng hơn hết là lần này, phái đoàn được đại diện chính quyền đưa đi
thăm một Tượng Đài do chính phủ xây trên đảo Kuku để tưởng nhớ đến những
Thuyền Nhân đã qua đời trên đất nước của họ. Tượng đài làm bằng xi măng, to
lớn, mang hình dáng của một chiếc thuyền, một nửa hướng ra biển, một nửa chìm
xuống cát. Tượng đài con thuyền có mang số VT075 là số tàu vượt biên
của chị em Carina cùng với 370 thuyền nhân.
VT075 là một trong 4 chiếc tàu
đầu tiên cặp vào đảo hoang có tên Kuku đầu tháng 6, năm 1979. Chính quyền địa
phương đã cho phép Carina khắc tên thuyền nhân đã qua đời trên các đảo trong
khu vực Anambas vào trong lòng của Tượng Đài. Những gia đình nào có
người thân đã qua đời trong các trại tỵ nạn ở khu vực này, xin liên lạc để
biết thêm chi tiết về việc khắc tên của người quá cố vào Tượng Đài.
Mặt trái tấm huy chương.
Tấm huy
chương nào cũng có mặt trái. Câu chuyện Carina sẽ không trọn vẹn nếu tôi không
đề cập đến mặt sau của những tuyên dương huy hoàng dành cho cô gái được Úc
Châu gọi là Đại sứ của Cao ủy tỵ nạn. Khi Carina ra mắt tác phẩm Boat People,
tôi được trao tặng, cầm cuốn sách mà thấy xững xờ. Nhân danh sáng lập Viện
Bảo tàng Thuyền nhân mà mình không thực hiện một tác phẩm như thế bằng
Anh ngữ quả là xấu hổ.
Tôi viết bài giới thiệu. Sau đó có dư luận lên án
Carina là tay sai cộng sản và gán cho cô tước hiệu là kên kên rỉa xác Thuyền
nhân. Và những nhà bình luận phê phán còn quả quyết rằng trong sách của cô có
các hình làm xấu Việt Nam Cộng Hòa như hình tướng Loan bắn Việt cộng và cô
gái bị bom Napal.
Trên thực tế việc này hoàn toàn không có. Để tìm hiểu rõ
nguồn cơn, tôi đã tra cứu lý lịch của Carina và đã gặp cha của cô là trung tá
Hoàng Tích Hữu Ái. Nhân dịp nầy tôi đã gặp một chiến hữu hết sức ngang tàng
từ trước 75 trên chiến trường miền Đông Nam Phần cho đến trên núi rừng Việt
Bắc với 14 năm tù cộng sản.
Tôi gọi anh là Phượng
Hoàng vốn lấy từ tên chiến dịch Phượng Hoàng mà Hoàng Tích Hữu Ái đã từng
tham dự khi làm trưởng ty cảnh sát các tỉnh miền Đông. Cha Phượng Hoàng không
thể có con là kên kên. Ông hãnh diện vì có đứa con phản kháng chế độ ngay từ
lúc còn thơ ấu. Có người phân biệt rằng cha Phượng Hoàng vẫn có thể sinh con
kên kên phản bội.
Nhưng đó không phải là quan niệm của thế giới tự do. Với
cộng sản thì tất cả con ngụy đều là phản động. Đối với phái bộ Hoa Kỳ khi
phỏng vấn Carina bên trại tỵ nạn thì con của sĩ quan VNCH còn trong tù cộng
sản như trung tá Hoàng Tích Hữu Ái muôn đời vẫn là tinh hoa của miền Nam.
Cô đã vào Mỹ năm 1980
sau khi sống chờ đợi với biết bao gian khổ trên hòn đảo Ku Ku cô đơn trên
Thái Bình Dương. Sau đó cô lập gia đình với chồng quốc tịch Úc và qua sống
tại quê hương mới ở miền dưới địa cầu. Hai vợ chồng có dịp về làm việc cho
hãng ngoại quốc tại Saigon và chính giai đoạn này đã gây ra điều tiếng thị
phi là Carina làm tay sai cho cộng sản.
Với miệng lưỡi thế
gian, tranh cãi càng thêm vô ích. Với chữ nhẫn làm hành trang, Carina đã âm
thầm xây dựng lý tưởng để trở thành mẫu người con gái Thuyền nhân trên biển
tại Úc Châu và cả thế giới. Không dễ gì mà có được cô gái Việt Nam làm sứ giả
thuyền nhân trên diễn dàn danh dự khắp thế giới.
Không dễ gì mà trở thành
người phụ nữ tiêu biểu cho Úc châu.
Không dễ gì mà được phong chức đại diện
cao uỷ tỵ nạn, là người công dân danh dự của Tây Úc, đại sứ của tỵ nạn Úc
châu. Không dễ gì mà có đủ nghị lực 5 lần đi tảo mộ thuyền nhân và đđồng thời
tốt nghiệp các học trình đại học từ Úc đến Mỹ châu.
Cộng đồng tỵ nạn Việt
Nam cần nhiều con kên kên chịu oan khuất như vậy.
Phượng hoàng độc thoại
Khi tôi gặp trung tá Hoàng Tích Hữu Ái ông đã kể chuyện
con gái như sau. Ông nói như độc thoại. Xin nghe thật kỹ tâm sự của người cựu
tù.
“Bây giờ muốn nói chuyện con Carina,
nói chuyện thuyền nhân hay sao. Con gái tôi mới hơn 10 tuổi, cha đã đi tù. Ở
nhà anh em nó vượt biên. Chuyện tù đày là chuyện của tôi. Chúng nó không cứu
được tôi. Chuyện vượt biên là chuyện của các con. Tôi không cứu được chúng nó.
Con tôi tôi biết, nếu nó là cộng sản tôi sẽ xử nó. Không khiến đến anh em. Nếu
nó không phải là cộng sản, anh em tính sao với tôi đây. Tôi là thằng tù bị bắn
không chết. Một thằng tù chết, bốn thằng tù khiêng. Tù chết không tiếc, tiếc
bốn ngày công. Tôi là chiến binh tôi thương chiến binh. Tôi là thằng tù. Tôi
thương thằng tù.
Con tôi nó là thuyền nhân nó thương thuyền nhân. Nó là người
đầu tiên về lại biển Đông tìm mộ thuyền nhân. Nó không phải là con kên kên
tìm về ăn thịt xác chết. Nó là con tôi, tôi phải biết. Nó chỉ đi tìm ngôi mộ
của thằng anh nó chôn ở hoang đảo Mã Lai. Đó là mộ thằng con trai tôi. Trong 40
câu chuyện thuyền nhân, chỉ có một chuyện mà nó không kể ra. Đó là chuyện đi tìm
mộ thằng anh của nó. Con tôi, tôi biết, nó giỏi lắm ông ạ. Cha mẹ sinh ra nhưng
không nuôi dưỡng các con. Nó thân lập thân, một mình xoay trở để thành người.
Nó không phải là kên kên. Nó là cộng sản tôi sẽ xử nó.
Không đến lượt các
ông. Cha nó ở tù, không nuôi con được một ngày cơm. Nhưng nó chịu khó học hành.
Đậu đủ các bằng cấp. Làm cho hãng Mỹ. Làm cho hãng Úc. Làm cho lãnh sự Mỹ.
Nó cộng sản ở chỗ nào. Sao lại bảo nó là kên kên. Rồi hô hào đi
bắn kên kên. Ông biết chúng nó bắn tôi bằng súng gì không. Súng lục đấy. Nó
tha tôi mà sao vẫn còn viên đạn trong đầu. Chẳng còn tỉnh táo đâu. Trong lúc
ở tù tôi nghĩ đã có lúc nằm trong quan tài. Chúng nó khiêng tôi, bốn người
không nổi. Tôi phải co chân nằm nghiêng. Cần phải sáu người. Tù chết không
tiếc, tiếc sáu ngày công. Đó là cộng sản.
Ông có muốn xem tờ giấy ra trại
của tôi không. Nó ghi là tên trung tá Ngụy cực kỳ phản động, cực kỳ ác ôn. Không
thể cải tạo được.Tôi đấy.
Cộng sản độc tài gọi cha là Phượng
Hoàng nợ máu nhân dân, cộng hòa tự do gọi con là Kên Kên ăn thịt thuyền nhân.
Tôi thật tiếc cho các ông.
Trung tá Hoàng Tích Hữu Ái đứng
lên từ biệt. Tay cầm gậy, mũ đội trên đầu, lưng thẳng. Ông nói thêm:
Thưa niên trưởng, chuyện thuyền
nhân để cháu nó lo được rồi. Mình là lính bại trận, bây giờ mấy thằng trốn
lính nó nói sao cũng có người tin. Chiến hữu rơi rụng cả rồi. Chiều nay tôi
lại đi thêm một đám nữa. Chào Colonel để cháu đưa tôi về.
|
Friday, December 7, 2012
Nhẫn để bình an.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Cám ơ n b á c Linh v á t á c gi ả , c ô ng tr ì nh v à c ố g ắ ng tuy ệ t v ờ i đ ể l ư u tr ử h í nh ả nh c á c di tích chi...
-
HUẾ 1968 - TẾT MẬU THÂN Thưa qu’I vị Những ngày của năm cùng tháng tận nơi quê người, lại nhớ đến những mùa Xuân khói lửa Chinh c...
-
Nh ữ ng b ứ c v ẽ z ướ i ni d ượ c ho ạ b ằ ng m à u fa n ướ c (water color pain...
-
Hội họa trên dường phố thường gây thích thú & kinh ngạc cho khách đi đường Art on the Street Julian Beever is an ...
-
Những tấm hình đẹp càng nhìn càng ưa chuộng ! TTKh. From: Tung Pham Subject: Những tấm hình càng ngắm càng thích ! ...
-
Hình Đẹp và Lạ... TTKh. From: nguoiphuongna Subject: HÌNH ÐẸP và LẠ ! Thân chuyển ...
-
Những dịa diễm dược khách zu lịch chiếu kố nhiều nhất trên thế zới World’s Most Visited Tourist Attractions Whe...
-
Những cái đồng hồ dắt nhất thế giới Most Expensive Watches in the World Who said that watches only show...
-
Sau 3 chuyến leo núi kéo zài 11 ngày dầy thữ thách lớn lao, 3 tay leo núi Mỹ trẽ dã thành công chinh phục dược ngọn núi tuyết gọi là...
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-
No comments:
Post a Comment
Thanks your Comment