Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài
Xin mượn tạm danh
hiệu ‘Người đẹp Bình Dương’ của nữ minh tinh một thời nổi tiếng, Thẩm Thúy
Hằng, để đặt tên cho đoạn viết này về Người Ðẹp Sài Gòn.
Theo nhận định có phần chủ quan của tôi, những người đẹp Sài Gòn vào thời 60s có những nét đẹp mà các cô gái ngày nay không thể nào sánh bằng.
Hãy tưởng tượng một hình ảnh người đẹp Sài Gòn qua thơ Nguyên Sa mà nhạc sĩ Ngô
Thụy Miên đã phổ nhạc: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, Bởi vì em mặc áo lụa
Hà Ðông. Áo dài may từ lụa Hà Ðông thướt tha, mềm mại.
Ðẹp nhất là cảnh những cô gái mặc áo dài đi trên chiếc xe Velo Solex, loại xe
của Pháp có gắn động cơ phía trước.
Tưởng cũng nên có đôi dòng về chiếc Solex của thời Sài Gòn những năm 1960. Ði Solex là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo vì phía đầu xe rất nặng. Ấy thế mà những cô gái Sài Gòn vẫn tha thướt trên chiếc Solex trước những cặp mắt mê mẩn của cánh đàn ông. Người đẹp & Velo Solex
Vào những năm đầu thập niên 60, hình ảnh
những nữ sinh ngồi trên chiếc xe Solex đen bóng có lẽ vẫn luôn là những ấn
tượng không thể nào quên của một thế hệ thanh niên thời đó. Solex cũng là
biểu hiện của sự sang trọng vì nữ sinh có xe solex thường thuộc con nhà khá
giả.
Nói chung, Solex là sự duyên dáng, phô trương kín đáo của người phụ nữ
Việt Nam với chiếc áo dài mà vạt sau được gài trên yên xe, không che kín toàn
vẹn.
Nữ sinh Sài Gòn với chiếc Velo Solex bên phải và chiếc Mobylette bên trái
Thật gợi cảm khi hai chân cô nữ sinh khép
nép đặt trên chỗ để chân nằm chính giữa thân xe Solex.
Dáng ngồi thẳng lưng,
hai cánh tay duỗi dài đến tận guidon và phía sau là vạt áo dài tung bay theo
gió. Ngoài giới nữ sinh trung học, hình như các giới nữ khác ít dùng đến loại
xe gắn máy này.
Có điều lạ,cũng là xe gắn máy, nhưng nhìn một cô gái ngồi
trên chiếc Solex thấy rõ sự khác biệt với cô gái ngồi trên chiếc Mobylette.
Hình như có đôi nét thanh tao, duyên dáng ở Solex mà ở Mobylette thì dứt
khoát không có. Cũng vì lý do đó mà Sài Gòn thời ấy phụ nữ ít đi xe
Mobylette.
Solex trên đường phố Sài Gòn
Ðối với tôi, không cần nhìn mặt mũi, chẳng cần chiêm
ngưỡng dung nhan của người ngồi trên xe. Chỉ cần nhìn thoáng qua hình ảnh
người con gái mặc chiếc áo dài màu rêu đá, chiếc quần satin đen, bộ ngực căng
phồng lướt gió và mái tóc tung bay theo tà áo… cũng đủ cho những chàng trai
si tình như tôi cảm thấy trái tim mình rung động.
Nếu người Nhật có kimono,
người Hàn có hanbok thì chắc chắn người Việt Nam có áo dài để hãnh diện. Từ
thập niên 1930, họa sĩ Cát Tường (còn có tên Tây là Le Mur, bức tường!) đã
thực hiện một cuộc cách tân quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ
còn lại hai vạt, trước và sau.
Ðó là một bước cải tiến quan trọng của chiếc
áo dài ngày nay với các kiểu cách phong phú trong việc chiết eo và trong cả
khoét cổ. Thôi thì đủ kiểu: cổ thuyền, cổ lá sen, cổ cao, cổ trái tim, phỏng
theo áo đầm dạ hội của Pháp.
Áo dài, nón lá trên chiếc Solex
Sang đến thập niên 1960, nhà may Dung ở Dakao đưa ra một
kiểu may áo dài mới với cách ráp tay ‘raglan’ để hóa giải những nếp nhăn
thường xuất hiện hai bên nách áo. Với cách ráp tay này, áo ôm sít thân hình
người mặc từ dưới nách đến eo và chiếc áo dài tăng thêm tính thẩm mỹ khi phô
bày những đường cong của phụ nữ.
Tiếp đến thời kỳ ‘mini-raglan’, với tà áo
dài rút ngắn lại giống như trào lưu mini-jupe của các cô gái Sài Gòn.
Phiên
bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh, mang đậm chất hồn nhiên và ngổ
ngáo của tuổi trẻ. Tà áo được xẻ hơi cao ở hai bên, hở lườn tí xíu để vừa đủ…
gợi cảm.
Có người đã thi vị hóa đó là ‘tam giác gợi cảm’ trên chiếc áo dài
Việt Nam và người phương Tây khen là ‘gợi cảm trong sự kín đáo, trang nhã’.
Tà áo dài và ‘tam giác gợi cảm’
Người ta
kể lại câu chuyện một anh lính Mỹ bị mê hoặc bởi chiếc áo dài Việt Nam nên
cũng đặt may một chiếc rồi gửi về nhà cho vợ. Cô vợ cũng thích chiếc áo dài
nên mặc đi dự dạ hội rồi chụp ảnh gửi cho chồng. Anh chồng tá hỏa khi nhìn hình:
vợ anh quá sexy trong chiếc áo dài mà anh quên đặt may chiếc quần đi kèm với áo!
Chiếc quần để mặc với áo dài cũng qua nhiều cải tiến, từ kiểu cẳng què qua
đáy giữa, lưng từ to bản luồn giải rút đổi sang lưng nhỏ luồn dây thun rồi
đổi qua gài nút bấm, và sau cùng là khóa kéo (fermature) kiểu Tây phương. Trong
khi đó, ống quần cũng theo thời, theo mode: khi thì ‘chân voi’ lúc lại ‘ống
túm’.
Người Sài Gòn vẫn còn nhớ bà cố vấn Ngô Ðình Nhu, nhũ danh
Trần Lệ Xuân, phu nhân bào đệ cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Ngày 6/12/1958,
trong dịp khai mạc Triển lãm Nữ công tại Cô Nhi Viện Nữ vương Hòa Bình, bà
Nhu xuất hiện với kiểu áo dài không cổ (còn gọi là décolleté), tay ngắn, tóc
bới cao.
Thế là một số các bà các cô trong Hội Phụ nữ Liên đới đua nhau đi
may áo dài theo ‘kiểu bàNhu’. Từ đó, các kiểu áo dài càng phong phú với đủ các
mốt, từ cổ thuyền, cổ vuông đến cổ tròn, cổ trái tim...
Bà Ngô Ðình Nhu và con gái Lệ Thủy
Cuối thập niên 60, nhà may Thanh Khánh ở
Dakao đưa ra những mẫu hàng thêu hoa lá cành để may áo dài. Kế đến, tiệm
Saigon Souvenirs khu Thương xá Tax Sài Gòn lăng xê những mẫu hàng vừa vẽ vừa
thêu trên lụa rất quý phái, lịch sự.
Ba nhà may nổi tiếng tại Sài Gòn trước
75 hiện đã chạy ra nước ngoài làm ăn: nhà may Thanh Khánh mở tại Paris, nhà
may Dung Dakao và nhà may Thiết Lập Pasteur mở tại Mỹ.
Một đặc điểm ít người để ý đến là mỗi chiếc áo dài chỉ may riêng cho chủ nhân của nó và phải trải qua giai đoạn thử áo để chỉnh sửa trước khi hoàn chỉnh.
Mặc
áo dài của người khác thế nào cũng lộ ra những chi tiết không chính xác về ni
tấc của vòng ngực, vòng eo. Áo dài cũng kén người mặc.
Ốm quá hay mập quá
khimặc áo dài đều ‘thất bại’ vì áo càng ôm càng… phản chủ!
Người đọc có lẽ cũng thắc mắc không hiểu tại sao tôi lại viết nhiều về áo dài? Số là tôi có thời gian ở nhà bà cô số 158 đường Cống Quỳnh (đường D’Arass cũ), đối diện với trường Hưng Ðạo của Giáo sư Nguyễn Văn Phú.
Căn nhà này hồi
đó treo bảng hiệu Ðức Thành, chuyên sửa máy may, nhưng cũng là nơi bà cô
chuyên may áo dài. Khách đến may đều là khách quen, thuộc đủ mọi thành phần
xã hội, nên ngày một đông dù tiệm không chưng bảng hiệu!
Chuyện ‘thâm cung bí
sử’ của áo dài cũng xuất phát từ đây.
Ngay từ thời thanh niên tôi đã có cái
thú… lẽo đẽo theo các cô. Nhất là những cô ăn mặc hợp với ‘gout’ của mình: áo
dài chiết eo làm căng phồng bộ ngực hoặc chiếc mini jupe cao quá đầu gối để
lộ cặp chân, cặp đùi nõn nà mời gọi. Cứ lẽo đẽo theo mà chẳng nói một lời, y
như một ‘mối tình câm’!
Nếu người đẹp dừng bước để ghé vào đâu đó thì đành
‘cắt đuôi’… rồi lại tiếp tục ‘săn lùng’ cô khác. Một cuộc săn lùng người đẹp
của cậu trai mới lớn, không phải để tán tỉnh mà chỉ để nhìn ngắm cho thỏa con
mắt.
Những tà áo dài thập niên 1960s
Tôi cũng
khoái những phụ nữ tóc dài, nhưng không phải là mái tóc thề, mà là tóc uốn
lọn lớn, xỏa kín bờ vai. Cho đến lúc này, tuổi đã gần 70 mà sở thích cũng vẫn
không thay đổi (xin đừng gán cho tôi danh hiệu… ‘Yamaha’ mà tội nghiệp).
Bắt
gặp một mái tóc xỏa xuống bờ vai tôi có cảm giác như mình bị đắm chìm trong
làn suối tóc. Chỉ đơn thuần một mái tóc đẹp nhìn từ phía sau lưng vì nếu nhìn
rõ khuôn mặt có thể người ta sẽ bị… vỡ mộng. Biết bao lần tôi đã gặp cảm giác
hụt hẫng đó và cứ tự trách mình tại sao lại tham lam nhìn khuôn mặt để phải
thất vọng.
Ðối với tôi, mái tóc phụ nữ là quan trọng hơn cả. Người ta thường nói ‘Cái răng, cái tóc là gốc con người’, nhưng với riêng tôi, chỉ mái tóc dài thướt tha cũng đủ nói lên vẻ đẹp hấp dẫn của người phụ nữ chứ không cần hàm răng trắng ngọc. Ngày xưa, những tiệm uốn tóc của các Chú Ba (Tầu) – những hiệu mang tên như Chú Dzìn,
Chú Coóng, thậm chí cả tên Chú Lìn (!) – các bà, các cô năng lui
tới để làm đẹp. Hình như tên các chú càng xấu thì tay nghề lại càng cao?
Không hiểu tại sao người Tầu lại có khiếu làm tóc ngoài năng khiếu lũng đoạn
nền kinh tế bằng nghề như mở chành gạo, làm ‘đại lý độc quyền’ lương thực của
cả miền Nam?
Hồi đó, trước cửa tiệm uốn tóc thường gắn một cái hộp hình trụ, dài, bên trong là những đường sọc đỏ trắng. Khi cắm điện, các sọc sẽ quay nhờ một moteur nên nhìn từ xa người ta biết ngay là tiệm uốn tóc. Ðến 1975, không hiểu tại sao những hộp đèn này lặng lẽ rút lui.
Có lẽ vì sợ tốn điện? Ðến năm 2001, có dịp
sang Hàn Quốc tôi sững sờ khi gặp lại những hộp đèn tương tự của Sài Gòn ngày
nào đang quay tít giữ thủ đô Seoul. Tôi nghĩ, chắc hình thức hộp đèn này đã
trở thành một thông lệ quốc tế nên khẳng định với người bạn Hàn Quốc: “Chắc
đây phải là tiệm uốn tóc?”.
Dang Anh -----------------------
Tám phố Sài Gòn
Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều
Cánh tay tà áo sát vòng eo Có nghe đôi mắt vòng quanh áo Năm ngón thơ buồn đứng ngó theo Sài Gòn phóng solex rất nhanh Ðôi tay hoàng yến ngủ trong gants Có nghe hơi thở cài vương miện Lên tóc đen mềm nhung rất nhung Sài Gòn ngồi thư viện rất nghiêm Tờ hoa trong sách cũng nằm im Ðầu thư và cuối cùng trang giấy Những chữ y dài trông rất ngoan Sài Gòn tối đi học một mình Cột đèn theo gót bóng lung linh Mặt trăng theo ánh đèn: trăng sáng Ðôi mắt trông vời theo ánh trăng Sài Gòn cười đôi môi rất tròn Vòng cung mầu đỏ, nét thu cong Cầu vồng bắc giữa mưa và nắng Hay đã đưa dần sang nhớ mong Sài Gòn gối đầu trên cánh tay Những năm mười sáu mắt nhìn mây Chiếc tay tròn ánh trăng mười bốn Tiếng nhạc đang về dang cánh bay Sài Gòn nắng hay Sài Gòn mưa Thứ Bảy Sài Gòn đi Bonard Guốc cao gót nhỏ mây vào gót Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ Sài Gòn mai gọi nhau bằng cưng Vành môi nghiêng cánh xuống phân vân Lưng trời không có bày chim én Thành phố đi về cũng đã xuân
(Nguyên
Sa)
|
Tuesday, November 13, 2012
Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài
Labels:
VNCH
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Sau 3 chuyến leo núi kéo zài 11 ngày dầy thữ thách lớn lao, 3 tay leo núi Mỹ trẽ dã thành công chinh phục dược ngọn núi tuyết gọi là...
-
Phóng viên chiến trường, Trung Tá Nguyễn Ngọc Hạnh Sinh năm 1927 tại Hà Đông, gia nhập Không quân Việt Nam năm 1950. Ôn...
-
HUẾ 1968 - TẾT MẬU THÂN Thưa qu’I vị Những ngày của năm cùng tháng tận nơi quê người, lại nhớ đến những mùa Xuân khói lửa Chinh c...
-
Hình Đẹp và Lạ... TTKh. From: nguoiphuongna Subject: HÌNH ÐẸP và LẠ ! Thân chuyển ...
-
Sent: Thursday, December 20, 2012 10:36 AM Subject: [ct_tthngd] Tưởng Niệm 45 năm Tết Mậu Thân Huế (1968-2013) Nhữ...
-
Mười lễ hội truyền thống dặc biệt quanh thế zới 10 Most Unique Festivals Across the World Who doesn't like festiv...
-
From: Đỗ Thị Kim Loan < Date: 2013/4/12 Subject: Fwd: CẢNH RANH GIỚI NAM VÀ BẮC TRIỀU TIÊN / BẢO VỆ TỔNG THỐNG MỸ / Thơ - THÁNG TƯ...
-
Hai anh chàng kan dãm Liudmila & Andrey fiêu lưu dến "thăm" ngọn núi lữa Plosky Tobalchik ỡ fí...
-
Sent: Friday, 11 January 2013 3:14 PM Subject: CAMBODIA CHO VNCS HỬI KHÓI !!!!!! Bao giờ Việt Nam tự sản xuất được một...
-
NHỚ VỀ ĐÀ LẠT XƯA Thơ TRẦN NGỌC TOÀN/16 - MIMOSA thực hiện Video Clip ...
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237357 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
-
Cách tự kiểm tra xem mình có nhiễm virus COVID-19 không (?) - NT2K4FL Nếu không muốn nhận Email này Xin cho biết để chấm rứt.Cám ơn * Please delete my address before sending this document out. * On ...4 years ago
-
Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Saigon - ---------- Forwarded message --------- From: *Le Hiep* Date: Mon, Jan 27, 2020 at 8:26 PM Subject: Fw: Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Sai...4 years ago
-
Thuc phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt - ( Cảm ơn bạn đã chuyển . Có vài ý kiến thô thiển : 1 - những thức ăn quá hạn ( out of date ) dù còn dùng được , cũng nên liệng bỏ . Đừng t...5 years ago
-
-
No comments:
Post a Comment
Thanks your Comment